Dê là loài gia súc được nuôi để lấy thịt dê, sữa dê và da. Đây là giống gia súc cho nhiều thịt, có khả năng sinh sản cao, ngoài ra dê còn là một đối tượng gia súc nuôi để lấy sữa. Dê sinh sống ở khắp nơi, từ những vùng nóng như châu Phi đến những vùng lạnh như châu Âu, từ vùng đồng bằng cho đến vùng đồi núi. Để chăn nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con cần chú ý nắm vững một số kỹ thuật sau:
Chuồng trại chăn nuôi dê
Chuồng nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Nơi khô ráo
- Sạch sẽ, thoáng mát
- Tránh nắng nóng và ẩm ướt
- Nền chuồng phải phẳng, có rãnh thoát chất thải của dê.
- Để chuồng dê mát về mùa hè ấm về mùa đông nên làm chồng nuôi theo Đông Nam.
- Có thể làm bằng tre, gỗ hay tận dụng vật liệu sẵn có. Các vật liệu phải chắc chắn, gọn gàng không để dê chui lọt qua.
- Sàn chuồng nuôi cách mặt đất từ 50–70 cm.
Sân chơi cho dê
Là phần nền đất có hàng rào bảo vệ, quang đãng, thoáng mát, có bóng râm, phẳng không đọng nước. Sân chơi nên có diện tích rộng bằng 3 lần diện tích chuồng nuôi để tạo không gian vui chơi cho dê.
Kỹ thuật chọn giống để chăn nuôi dê đạt hiệu quả cao
Chọn mua dê tại các cơ sở cung cấp giống chất lượng, có uy tín trên thị trường. Chọn giống qua đời trước như ( ông bà, bố mẹ,…) sau đó tới kiểm tra cá thể con giống như ngoại hình, khả năng sinh sản, khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi.
Chọn giống dê đực
Chọn những con có thân hình đẹp. Đầu và cổ kết hợp hài hòa, thân hình cân đối khỏe mạnh, dáng nhanh nhẹ, bộ phận sinh dục phát triển.
Chọn giống dê cái
- Ngoại hình: Chọn những con có ngoại hình đẹp, mình nở rộng, ngực sâu, thanh hình cân đối, nhanh nhẹn, lông bóng. Bầu vú nở rộng, cân đối, có nhiều mạch máu.
- Khả năng sinh sản: khoảng cách lứa đẻ, số con đẻ ra, tỉ lệ sống sót của dê con.
Kỹ thuật chăm sóc
Thức ăn cho dê
Dê là loài động vật ăn tạp, vì vậy mà thức ăn cho dê rất phong phú và đa dạng gồm:
- Các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây (so đũa, mít, chuối, dâm bụt….)
- Phế phẩm nông nghiệp (rơm, thân cây ngô, ngọn mía, cây đậu, rau muống, rau lang…), các loại củ quả (khoai lang, bí đỏ, chuối. sắn, khoai… ), thức ăn tinh, thức ăn khoáng.
Thức ăn thô xanh thường chiếm khoảng 55 – 70% khẩu phần ăn của dê.
Nhóm thức ăn này cung cấp nước, vitamin, bột đường, chất xơ, và các thành phần dinh dưỡng khác cho thỏ.
Nhóm thức ăn thô xanh cần được xử lý trước khi cho thỏ ăn, đặc biệt là các loại cỏ thân cứng. Bà con có thể dùng máy băm cỏ giá rẻ để băm nhỏ thành từng đoạn từ 3 – 5cm. Như vậy, chúng sẽ ăn hết thức ăn thay vì chỉ ăn lá non, tránh lãng phí.
1. Dê con từ sơ sinh đến 10 ngày tuổi
– Phải giữ ấm cho dê con, không được để dê con nền đất tránh tiếp xúc với mầm bệnh. Chon dê con bú sữa mẹ sau khi sinh từ 6-8 tiếng.
– Nếu dê con sinh ra yếu bà con cần phải hỗ trợ cho dê con bú bình bằng cách vắt sữa đầu cho dê con bú. 3-5 lần/ngày.
2. Dê con từ 11 đến 45 ngày tuổi
– Trường hợp nuôi dê lấy sữa: nên tách dê con khỏi dê mẹ để vắt sữa, thường vắt sữa 02 lần/ngày (sáng và chiều tối). Cho dê con bú sau mỗi lần vắt để khai thác hết sữa mẹ.
– Từ ngày thứ 11 cần tập cho dê con ăn những thức ăn dễ tiêu như: chuối chín, bột bắp, các loại lá non, cỏ non khô ráo sạch sẽ.
3. Dê con từ 46 – 90 ngày tuổi
Cho dê ăn từ 50 – 100g thức ăn tinh, tăng dần lượng thức ăn cho đến khi dê con tự ăn và không cần sữa mẹ. Cung cấp đủ nước uống cho dê con.
4. Dê cái sinh sản
– Chu kỳ động dục của dê là 21 ngày (dao động 18 – 23 ngày) thời gian mang thai 145 – 157 ngày. Bà con chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ cho dê trước khi sinh 3-5 ngày.
– Nhu cầu dinh dưỡng của dê tăng cao nhất là 2 tháng cuối. Vì vậy bà con phải đảm bảo lượng thức ăn để dê nuôi thai tốt.
– Không nên chăn thả xa chuồng với dê sắp đẻ và tuyệt đối không được nhốt chung với dê đực.
– Cần xoa bóp nhẹ bầu sữa để kích thích tuyến sữa phát triển.
5. Chăm sóc dê đẻ
– Nên nhốt riêng từng con dê sắp đẻ ở những chuồng cao ráo, thoáng mát.
– Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ và ổ nằm cho dê con. Chú ý quan sát để kịp thời đỡ đẻ cho dê.
Phòng bệnh trong chăn nuôi dê
– Theo dõi sức khỏe đàn dê, không cho dê ăn thức ăn ướt, dính nước mưa, ẩm mốc. Bổ sung thêm một ít muối vào nước uống cho dê.
– Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, sân chơi, dụng cụ chăn nuôi hằng ngày. Tiến hành tiêu độc sát trùng chuồng trại chăn nuôi 2 tuần/lần.
– Hàng ngày phải kiểm tra nhằm phát hiện những con bỏ ăn, đau ốm, loét miệng, chướng hơi đầy bụng để kịp thời điều trị.
– Tách riêng những con bệnh với con khỏe để theo dõi và tránh lây lan trong đàn.
– Định kỳ tiêm phòng vacxin để phòng bệnh truyền nhiễm cho dê như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng…
Bà con xem thêm bài viết: Nuôi dê thương phẩm chưa bao giờ dễ vậy – Nét độc đáo Tây Bắc
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Để được hỗ trợ tư vấn và đặt mua sản phẩm của công ty, mời quý khách hàng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CƠ KHÍ BÌNH AN
Địa chỉ: 281 Lê Lợi – Phường Lê Lợi – Sơn Tây – Hà Nội
Hotline: 0914.38.5225 – 0243.383.6219 – 0945.835.365