Làm giàu nhờ tận dụng vỏ dừa bỏ đi

Vỏ dừa khô tưởng rằng chỉ là thứ phế phẩm vứt đi, đâu ai ngờ vỏ dừa lại trở thành mặt hàng bán rất chạy, có người thu về hàng triệu đồng mỗi ngày.

Công dụng bất ngờ

Trước đây người dân chỉ sử dụng nước dừa từ những trái dừa, thân dừa để che bóng mát nhưng với khoa học công nghệ phát triển sau khi đã lấy nước vỏ dừa còn được tận dụng để trồng cây, làm đồ mỹ nghệ, làm xây dựng,… Nhất là việc sử dụng những phụ phẩm từ dừa như mụn dừa và chỉ xơ dừa biến thành sản phẩm có giá trị gấp hàng chục lần.

Xơ dừa và mụn xơ dừa chính là phần chính được tách ra từ vỏ trái dừa hay nguyên phần từ vỏ dừa. Xơ dừa và mụn xơ dừa chính là thứ nguyên vật liệu tự nhiên có sẵn với mục đích sử dụng hữu ích trong cuộc sống. Và đây được coi như là 1 loại giá thể có thể thay thế cho đất trồng như: giữ nhiệt, dự trữ nước, làm tăng độ ẩm, hoặc góp phần xốp thông thoáng giá thể giúp cho sự trao đổi điều hòa không khí giữa rễ và môi trường.

Tận dụng vỏ dừa

Biết các công dụng từ vỏ, nhiều người dân đã tận dụng những vỏ dừa tồn đọng trên địa phương để kinh doanh, phục vụ bà con nông dân.

Bà Nguyễn Thị Vinh một chủ cơ sở tại Bến Tre cho biết: “Nhận thấy lượng vỏ dừa tồn đọng lớn ở địa phương, cơ sở đã đầu tư máy xay xơ dừa, mụn dừa để cung cấp cho thị trường xung quanh. Hiện nay, mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng 7 tấn mụn dừa, 2 tấn chỉ xơ dừa. Tuy sản lượng cao nhưng không đủ nhu cầu thị trường”.

Theo chia sẻ từ cơ sở Ngọc Vinh, mỗi bao mụn dừa 10 kg có giá bán 23.000 đồng. Riêng mỗi tấn chỉ xơ dừa sau khi ép thành kiện có giá trị xuất khẩu khoảng 2,5 – 3 triệu đồng. Giá trị tăng lên gấp nhiều lần so với vỏ dừa phế phẩm.

Câu chuyển làm giàu từ vỏ dừa bỏ đi

Không chỉ các vùng Tây Nam Bộ mà các tỉnh phía Bắc cũng tận dụng vỏ dừa để nâng cao đời sống. Với mong muốn làm giàu tại quê hương chị Phùng Phương Anh (sn 1988), ở xã Cẩm Lĩnh, Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Chị đã không ngừng học hỏi và phát triển mô hình tái chế xơ dừa.

Chị Phương Anh cho biết trước đây chị là chi hội trưởng hội phụ nữ của xã. Thường xuyên phải theo dõi tình hình vệ sinh của địa phương. Nhận thấy lượng rác thải từ xơ dừa vứt bỏ khá nhiều, trông mất thẩm mỹ quan. Chị bàn với cán bộ địa phương để phụ trách lại mảng tài nguyên môi trường.

Qua tìm hiểu từ các trang mạng báo chí chị biết đến một số mô hình sơ chế cùi dừa từ các địa phương khác. Mô hình này có rất nhiều người làm thành công, lãi cao mà có thể làm cho môi trường sạch sẽ. Chị quyết định cùng hợp tác với hai chị trong xã đầu tư một chiếc máy băm xơ dừa.

Bắt tay làm giàu

Khi mới bắt tay làm mô hình “Làm giá thể trồng cây bằng xơ dừa” chị gặp rất nhiều khó khăn do kinh nghiệm ít, vốn ít, thu mua không đủ gáo dừa, nguồn cung cầu còn bấp bênh. Đối mặt với những khó khăn đó, chị Phương Anh vẫn quyết tâm vượt qua đến cùng.

Được sự động viên của gia đình và các cán bộ hội phụ nữ của xã, chị quyết định làm thủ tục vay vốn lần đầu từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ba Vì. Sau khi có được sự hỗ trợ của ngân hàng, chị yên tâm về việc xây dựng cơ sở sản xuất một cách có hệ thống.

Ban đầu mỗi ngày chị chỉ xay được khoảng 500kg – 1 tấn vì đầu ra còn hạn chế. Thì đến nay mỗi ngày chị sản xuất được 4 – 6 tấn và đã tìm được các mối ổn định. Chị Phương Anh cho hay trung bình mỗi tháng chị thu nhập từ 40 đến 60 triệu đồng. Không những sản xuất chị còn tận dụng để dùng để chăn nuôi, tạo thành các đệm lót chuồng sinh học cho vật nuôi.

Có thể thấy rằng, xơ dừa là một nguyên liệu tuyệt vời giúp bà con nông dân tiết kiệm được chi phí và có thể nâng cao đời sống từ những nguyên liệu tưởng chừng như cho không ai lấy.

Gọi ngay
Gọi Ngay