LÀM GÌ ĐỂ TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHĂN NUÔI TRONG THỜI KỲ KHÓ KHĂN HIỆN NAY?

Hiện nay chi phí thức ăn chăn nuôi ngày một đắt đỏ, mặt khác do dịch Covid-19 trong những năm qua đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Làm cho con người mất việc làm và giảm thu nhập, mọi người cắt giảm chi tiêu không còn thể chi tiêu nhiều như trước đây. Dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng tới toàn cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, các chợ truyển thống đóng cửa, nhà hàng không hoạt động,… Đặc biệt là ngành chăn nuôi giảm mạnh, gây thua lỗ cho rất nhiều nhà chăn nuôi. Vì vậy cần phải đánh giá, xem xét những tác động của quá trình chăn nuôi, ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của các trang trại hiện nay.

  1. CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN

Các gia đình chăn nuôi đều có mong muốn giảm chi phí đầu hay chi phí thức ăn, đó là những mong muốn chính đáng. Tuy nhiên, việc tiết kiệm chi phí đầu tư đó mang tính trước mắt, hoặc vì tiện lợi tức thời mà nhiều trại chủ vội vàng áp dụng mô hình chăn nuôi gà thả vườn mà không có những hiểu biết và nắm bắt thông tin gây ra sự lãng phí thức ăn trong chăn nuôi dẫn tới đẩy chi phí chăn nuôi tăng lên.

Để tiết kiệm chi phí chăn nuôi gà thả vườn cần áp dụng 1 số biện pháp sau:

  • Chọn những con giống khỏe mạnh, tiêm phòng đầy đủ, số lượng gà trống và gà mái không quá chênh lệch. Cách tiết kiệm hiệu quả nhất hiện nay là lấy trứng gà mái đẻ cho vào ấp, như vậy vừa biết được chất lượng con giống do chính nhà mình làm ra, vừa không tốn kém khi lứa trước xuất chuồng có lứa mới luôn. Hiện nay, đang có rất nhiều trang trại áp dụng hình thức này và đem lại hiệu quả cao.
  • Chuồng trại đảm bảo sạch sẽ, cũng cấm độ ấm cũng như chỗ ngủ. Để đảm bảo độ chắc chắn, tránh mưa, gió, bão cần những cột trụ vững chắc, để tiết kiệm được chi phí bà con nên trồng sắn dây, đây là loài cây có nhiều lá sẽ bao phủ quanh chuồng, có tác dụng làm ấm về mùa đông và giảm nhiệt độ trong những ngày hè nắng nóng, có thể giảm đến 6 độ so với nhiệt độ ngoài trời.
  • Quan trọng nhất phải kể đến là chế độ ăn, phải tính toán khẩu phần ăn hợp lý cho đàn gà phát triển tốt và không lãng phí thức ăn
  1. CHĂN NUÔI BÒ, DÊ, TRÂU

Chăn nuôi bò, nuôi dê vỗ béo hay nuôi trâu nó khác với chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn vì bò, trâu, dê là nhóm gia súc nhai lại. Đặc tính cơ bản của các loài động vật này có dạ dày gồm 4 túi, trong đó đặc biệt là dạ cỏ, nơi chứa đựng và lên men phân giải thức ăn với sự hoạt động cộng sinh của VSV dạ cỏ.

Gia súc nhai lại bắt buộc phải nhai lại để làm nhuyễn thức ăn và tiết nước bọt trung hòa môi trường dạ cỏ. Như vậy, phải cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh để quá trình nhai lại được thực hiện. Ngoài ra, nên cung cấp thức ăn tinh làm nhiều lần trong ngày để cân bằng pH dạ cỏ và không nên cho ăn thức ăn tinh trước khi cho ăn thức ăn thô xanh.

Một số giải pháp giúp bà con tiết kiệm chi phí như:

  • Tận dụng tối đa nguồn thức ăn xanh có sẵn để giảm bớt giá trong chăn nuôi, kết hợp với các cách chế biến giúp cho bò, dê, trâu tiêu hoá tốt lượng thức ăn xanh. Như ủ chua, phơi khô để bảo quản thức ăn được lâu dài đầy đủ.
  • Có thể tận dụng nguyên liệu như rơm lúa, cỏ khô,…làm thức ăn cho vật nuôi. Đây là nhóm thức ăn có giá trị giúp cho quá trình hoạt động tiêu hoá của gia súc nhai lại được khỏe mạnh. Rơm bảo quản lâu dài và có thể ủ với các hợp chất hữu cơ để tăng cường dinh dưỡng.
  • Ngoài ra, các phế phẩm của các nhà sản xuất rau, củ, quả là một nguyên liệu vô cùng lớn bà con có thể sử dụng với giá thành thấp.
  • Hay các nguyên liệu của ngành trưng cất gồm lúa mì, sắn, gạo, khoai tây. Sau khi lên men trưng cất rượu lượng tinh bột mất đi nhưng lại chứa protein rất cao, đồng thời hàm lượng men còn lại rất cao và tốt cho chăn nuôi bò, chăn nuôi dê.

Bà con sẽ rất nhàn trong việc chăn nuôi theo mô hình trang trại, nuôi càng nhiều lãi càng cao mà lại không tốn quá nhiều chi phí,

Gọi ngay
Gọi Ngay