Nuôi gà công nghiệp bằng giòi theo mô hình của Nhật Bản

nuoi-ga-bang-gioi

Giòi là dạng ấu trùng trong giai đoạn trưởng thành của loài ruồi. Có chưa hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá. Đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật như tôm, cua, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa… Nuôi giòi làm thức ăn cho gà đang là hướng đi mới trong nghành chăn nuôi ở nước ta.

nuoi-trun-gioi

Chuẩn bị chuồng trại

– Chuồng trại chia làm hai khu riêng biệt: một khu nuôi gà và một khu nuôi giòi; hai khu này cách nhau tối thiểu vài trăm thước.

– Về khu nuôi giòi, chúng tôi không viết ra đây thì chắc chắn quý vị cũng biết. Họ cũng nuôi dòi bằng hố, với thức ăn cho giòi y như những điều chúng tôi đã trình bày ở phần trên. Bây giờ xin trình bày về khu nuôi gà công nghiệp.

– Khu nuôi gà công nghiệp tọa lạc trên một khu đất rất rộng, trên đó chia ra nhiều dãy chuồng. Mỗi dãy chuồng chỉ là một ngăn chuồng, có diện tích rộng hẹp tùy nơi, nhưng trung bình chiều ngang ít lắm cũng 10 thước, và chiều dài bốn năm chục thước.

Máng ăn, máng uống cho gà

Máng ăn, đồng thời cũng là máng uống nước, được đặt dài theo chiều dài của chuồng. Máng này đặt dọc cả hai bên và là một máng xuyên suốt, chứ không phải từng mảng nhỏ như cách nuôi gà của ta.

– Với diện tích chuồng rộng như một sân banh nhỏ như vậy, chắc chắn có thể nuôi cả ngàn con gà chứ không phải ít. Chuồng tất nhiên là làm sàn, và vật liệu sử dụng toàn là tre nứa và lá, vốn có sẵn lại rất rẻ tiền.

nuoi-ga-cong-nghiep

– Vẫn biết là dùng thứ vật liệu đó thì không bền chắc nhưng trước mắt đỡ tốn tiền. Tới lúc hư hao dỡ ra làm lại tốn kém cũng không nhiều. Hơn nữa, sử dụng vật liệu rẻ tiền làm chuồng trại này, họ còn có chủ định khác. Chúng tôi sẽ trình bày sau.

– Điều khác lạ là giữa hai dãy chuồng phải chừa một lối đi khá rộng. Phải nói đó là một con đường khá rộng, bề ngang đủ chỗ cho hai chiếc xe tải tránh nhau dễ dàng. Mục đích lập ra con đường này cũng có chủ đích riêng. Việc dùng con đường để vận chuyển gà xuất chuồng khi đến lứa chỉ là việc phụ.

Cách cho gà ăn uống

Thức ăn cho gà chỉ đơn thuần một loại thực phẩm: đó là giòi.

Gà được cho ăn theo bữa: sáng, trưa, chiều và theo đúng giờ giấc đã định sẵn. Do đó, tới bữa là gà nhốn nháo cả lên vì bầu diều con nào cũng xẹp. Ăn giòi mau tiêu. Tới bữa ăn, cả hai máng kê dọc theo chiều dài chuồng gà đều được khô ráo. Sau đó người phụ trách dùng hệ thống máy bơm đem giòi lên máng cho gà ăn. Tất nhiên phải cần lượng giòi bao nhiêu, kinh nghiệm đã cho họ biết trước, nên số dư không nhiều.

Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình nuôi dưỡng gà ác. Bà con nên tận dụng các nguồn thức ăn sẵn như ngô (bắp), gạo, thóc, khoai, sắn (khoai mì), các loại đậu hạt, các loại rau bèo tại hộ gia đình, địa phương…trộn đều với giòi được nuôi. Sau đó sử dụng máy ép cám viên cho gà để ép thành cám viên nuôi gà.

(Tham khảo các dòng máy ép cám viên: S200; S250; S270)

Hoạt động của máy ép cám viên cho gà

Thường thì chỉ mất 5 phút gà đã căng bầu diều, đã no bụng. Vì như quý vị đã biết, giòi vốn là món ăn khoái khẩu của gà, nên đến bữa chúng không mổ từng con mà chúi mỏ xuống máng “xúc”… Hết bữa các máng này được xịt bằng vòi nước với công suất mạnh để tẩy rửa sạch sẽ. Có chỗ chứa nước cho gà uống tự uống. Tới bữa ăn, tất cả gà trong dãy chuồng của trại đều được cho ăn uống theo cách đó.

Khi đến giờ ăn tiếp theo, lại bơm giòi… Với cách cho cả ngàn con gà ăn uống như vậy, chỉ cần một công nhân rành việc là lo liệu chu tất không mấy vất vả và khó khăn. Sau mỗi bữa ăn, gà nào cũng no nê, chúng chỉ lo tìm chỗ yên tĩnh để ngơi nghỉ. Toàn khu chăn nuôi có đến hàng chục, hàng trăm ngàn con gà chỉ náo loạn lên trong giờ ăn, sau đó lại chìm vào yên tĩnh…

Phòng và trị bệnh cho gà

Nuôi gà công nghiệp dù ít hay nhiều, chủ nuôi gà cũng nơm nớp lo gà có ngày bị bệnh. Bệnh của gà thường hay lây: trong chuồng một con bị bệnh, nếu không chữa trị kịp thời thì dễ lây bệnh cho tất cả gà khác trong chuồng, thậm chí cả trại, và có khi còn ảnh hưởng xấu đến nhiều trại gà trong vùng. Vì vậy nuôi gà công nghiệp là phải chủng ngừa, chích ngừa nhiều thứ khi gà còn non ngày tuổi. 

nuoi-ga-cong-nghiep

Tuy đã phòng bệnh, nhưng nếu trong chuồng có một vài con gà bị bệnh người ta vẫn lo. Vẫn phải bắt con gà đó ra nuôi riêng để theo dõi bệnh trạng của nó. Đồng thời chủng hay chích ngừa cho tất cả gà trong chuồng may ra mới yên tâm được.

Thuốc thú y thường rẻ, nên tốn kém nhiều, nhưng công lao bỏ ra chăm sóc thuốc men cho cả bầy gà không phải là không đáng kể!

Điều trị bênh cho gà

Cách nuôi gà công nghiệp bằng giòi của người Nhật thì việc trị bệnh có khác. Gà còn nhỏ họ cũng chủng ngừa đầy đủ các bệnh thông thường như trái rạ, toi, cầu trùng,… Nhưng khi đã thả vào chuồng nuôi tập thể thì khi phát hiện chuồng nào có một vài con gà bị bệnh, họ liền có cách xử lý riêng: đốt sạch cả dãy chuồng gà đó, không cứu con nào hết! Tất cả những con gà đang nuôi trong chuồng đó dù cả ngàn con cũng bị thiêu sạch!

phong-benh-cho-ga

Tóm lại, nuôi gà công nghiệp bằng giòi theo mô hình của người Nhật đòi hỏi phải có mặt bằng thật rộng. Và xa khu dân cư, để vừa tránh ô nhiễm vừa tránh tiếng ồn. Khu chăn nuôi phải được chia làm hai phần: một khu đào hố nuôi giòi. Dĩ nhiên số gà nuôi càng nhiều thì số hố này phải càng nhiều, như vậy mới đáp ứng đầy đủ thức ăn cho gà. Những hố nào cho gà ăn hôm nay thì phải lo tạo lại ngay hố mới để mươi ngày sau có giòi mà dùng. Khu đất còn lại để lập chuồng trại như chúng ta đã biết.

Xem thêm: Quy trình trồng dưa chuột sai quả đơn giản, tại nhà

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em biết cách trồng hồng giòn đơn giản và đem lại hiệu quả cao. Chúc bà con thành công! Đừng quên cập nhật các bài viết hữu ích khác Tại đây.

Gọi ngay
Gọi Ngay