Mô hình xen canh lúa – vịt cá trong nông thôn mới

xen canh lúa vịt cá

Trong thời kỳ nông thôn mới ngày nay, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả để chuyển sang kết hợp nuôi trồng thủy sản và đã cho ra kết quả rất tốt. Trong đó, mô hình xen canh lúa – vịt, cá ở xã Ninh Hải là một mô hình tiêu biểu cho việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân so với trồng lúa độc canh. Hãy cùng Bình An tìm hiểu về mô hình này nhé.

Mô hình tiêu biểu trong công cuộc phát triển nông thôn mới

xanh canh lúa vịt cá

Anh Nguyễn Văn Trung chia sẻ: Vụ mùa trước, trên cánh đồng này, anh nhận thầu nuôi cá, thả vịt và đã thu được kết quả tốt. Chỉ với khoảng thời gian chăn thả khá ngắn, nên anh đã lựa chọn loại con giống có trọng lượng phù hợp, có đủ kỳ sinh trưởng để phát triển. Cá trắm đen trước khi thả giống có trọng lượng 1 – 2kg/con, trắm cỏ 0,3- 0,5kg/con, cá chép ~15-20 con/kg. Chỉ sau 5 tháng nuôi thả, mỗi cá trắm đen trọng lượng đạt tới 5 – 6kg/con. Trắm cỏ đạt 2 – 3kg/con. Còn cá chép trọng lượng cũng đạt 1,5 – 2kg/con. Với những con cá quá nhỏ thì sẽ được anh gom thả vào ao để làm giống cho vụ sau.

Ngoài thả cá, anh còn tận dụng mặt nước, quây vùng để nuôi vịt đẻ và gột vịt con. Vụ mùa này, anh đầu tư vào khoảng 500 – 600 triệu đồng tiền vốn cá giống, vịt giống. Để đảm bảo tính pháp lý, anh đứng ra ký kết thầu ruộng thả cá. Trong đó có các quy định chi tiết, chặt chẽ về quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên chủ thầu và bà con nông dân có ruộng.

Khi kết thúc hợp đồng, vào giữa tháng 12, anh thu hoạch cá, bắt hết vịt. Sau đó trả lại mặt bằng ruộng cho bà con cấy vụ lúa đông xuân năm sau. Kết quả vụ thả cá nuôi vịt này, sau hơn 5 tháng nuôi thả, mỗi ha mặt nước cho năng suất bình quân 0,6 tấn thịt cá, trị giá 55 – 60 triệu đồng. Ngoài ra còn khoảng 2.000 con vịt đẻ và 3.000 con vịt gột.

Kỹ thuật chăm sóc và cho ăn

Anh Trung chia sẻ khi pha chế thức ăn cho vịt, phải nghiêm túc tiến hành tính toán và cân đong liều lượng các loại thức ăn rồi mới tiến hành pha chế chính xác theo tỷ lệ quy định.

Thức ăn cần phải được trộn đều:

Thức ăn pha chế do nhiều loại thức ăn đơn chất hoặc hỗn hợp tạo thành, có loại dùng ít, có loại dùng nhiều cho nên cần phải trộn đều. Đặc biệt là đối với các loại nguyên tố vi lượng, vitamin và chất khoáng.

cac-loai-thuc-an-cho-chim-bo-cau

Cũng cần bảo đảm độ ổn định về chất lượng của thức ăn. Nguyên liệu, phương pháp gia công thức ăn cần có sự ổn định về số lượng và chất lượng để tạo ra được thành phẩm tốt nhất. Và để đảm bảo sự ổn định đó bà con nên tìm hiểu và đầu tư các dòng máy nông nghiệp chuyên phục vụ chăn nuôi như: máy nghiền ngômáy ép cám viên,…

Hiệu quả mang lại của mô hình xen canh lúa – vịt cá

Chính quyền xã cũng ủng hộ việc chuyển đổi sang nuôi cá, thả vịt. Những cánh đồng này vừa trũng, lại thường xuyên bị úng, thời gian nắng ngắn, ánh sáng yếu nên khi cấy lúa thì năng suất rất thấp.

xen cnah lúa cá

Đây là một mô hình tiêu biểu tạo ra điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp vừa an toàn lại vừa bền vững nhằm tăng thu nhập cho bà con trên diện tích canh tác . Mô hình “xen canh lúa – vịt cá” chính là một giải pháp mang lại hiệu quả cho người nông dân trong tình hình hiện nay. Về khía cạnh xã hội, nó mang lại những điều vô cùng tích cực: ổn định vấn đề lương thực, thực phẩm; cung cấp sản phẩm nông nghiệp chất lượng; hạn chế dịch bệnh, tạo ra môi trường chăn nuôi, môi trường sản xuất nông nghiệp an toàn.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về mô hình xen canh lúa – vịt cá. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được phần nào cho bà con. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Gọi ngay
Gọi Ngay