Ngoài việc đảm bảo năng suất, sản lượng lúa. Việc chăm sóc lúa còn phải đảm bảo chất lượng thành phẩm, chất lượng môi trường sống và cả sức khoẻ của người lao động. Dưới đây là một số hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa mới nhất hiện nay cho bà con.
Chăm sóc lúa là khâu quan trọng nhất trong việc canh tác, đòi hỏi đúng kỹ thuật, hiểu biết rõ từng mùa vụ và thời điểm; nhằm đưa ra biện pháp chăm sóc phù hợp nhất.
Bón phân lót cho lúa
Là giai đoạn bón phân lúc làm đất hoặc trước khi cày bừa lần. Giai đoạn bón lót, bà con nên bón đầy đủ các yếu tố N,P và K. Hàm lượng đạm chiếm khoảng 1/3 tổng lượng phân bón. Tuy nhiên, đối với mạ già hoặc giống lúa ngắn ngày. Bà con có thể điều chỉnh tăng lượng đạm lên nhiều hơn.
Bà con cũng có thể sử dụng các nguyên liệu như mùn cưa, trấu, xơ dừa, cành lá cây… có sẵn để làm phân bón hữu cơ. Tuy nhiên cần chọn nguyên liệu chất lượng cao, sạch để tránh gây bệnh cho cây trồng.
Nhiều bà con đã mạnh dạn đầu tư máy băm cỏ giá rẻ để băm xơ dừa, cành lá cây, bã mía, thân cây, rơm,… làm phân hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả cây trồng, đậu xanh được bón phân hữu cơ cho năng xuất cao hơn so với khi sử dụng phân hóa học.
Bón thúc cho lúa đẻ nhánh
Thực hiện bón thúc cho lúa sau 15-30 ngày sau khi cấy. Trong thời kỳ này, đạm là yếu tố quan trọng, giúp lúa đẻ nhánh nhanh. Lượng đạm cần bón trong thời kỳ này chiếm khoảng 70% trên tổng lượng đạm cả vụ.
Tuy nhiên, đối với đất nhiễm phèn hoặc đất chua thì cần chọn phân bón là phân lân nhằm giảm độc tố cho đất, hạn chế phèn và chua. Tuy nhiên cần tránh dính lên lá gây cháy lá.
Bón thúc lúa trổ
Giai đoạn phân hóa hoa, cây lúa rất cần Kali nên cần tập hoa thì bông lúa mới to, chất lượng hoa tốt, tỷ lệ lép thấp. Bón nốt 10% tổng lượng đạm và 50% tổng lượng Kali vào giai đoạn 18 – 20 ngày trước khi lúa trổ bông. Khi lúa trổ được 50% đến trổ đều thì dùng 4kg Kali hydrophotphat hòa vào 800 lít nước phun đều cho 1 ha. Khi lá lúa chuyển màu vàng sáng thì cần hòa thêm 3kg ure vào dung dịch trên trước khi phun để nâng cao chất lượng bông lúa và lá lúa vẫn sống đến khi thu hoạch lúa.
Nước tưới cho lúa
– Để kích thích đẻ nhánh:
+ Lúa mới cấy: Mức nước trong ruộng ngập đến tai lá
+ Lúa đẻ nhánh: Mực nước 2 – 3 cm.
+ Lúa đẻ nhánh rộ: Rút cạn nước chỉ giữ đủ độ bùn mềm trong 4 – 5 ngày nhằm tạo điều kiện cho giun đất hoạt động, đùn mùn đều làm lúa đẻ thêm 1 lớp nhánh.
+ Sau đó: Đưa nước trở lại sâu 5 – 6 cm để các nhánh lúa đã đẻ lớn lên.
– Để hạn chế đẻ nhánh: Rút hết nước, phơi kỹ ruộng cho đến khi đi vào ruộng không lấm chân, mặt ruộng bắt đầu nứt nẻ. Khi đó tưới nước trở lại tới 1/3 chiều cao cây lúa và giữ mức nước này trong 7-8 ngày để các nhánh to, khỏe phát triển. Còn các nhánh nhỏ bị hạn chế và cây lúa không đẻ thêm nhánh nữa. Sau giai đoạn này luôn giữ nước ở mức 1/4 – 1/5 cây lúa. Để hạn chế hoàn toàn sự đẻ nhánh thêm của lúa. Đến giai đoạn lúa bắt đầu trổ thì giữ nước ở mức bình thường là 3 – 4 cm.
– Thúc trổ hoa:
Trước khi lúa trổ 20 ngày, sau khi đã hạn chế hoàn toàn sự đẻ nhánh thì rút hết nước ruộng trong 2 ngày mới đưa nước trở lại vừa đủ ngập chân cây lúa giúp các nhánh phân hóa hàng loạt.
– Thúc đòng cao:
10 ngày trước khi lúa trổ, rút nước lộ ruộng 2 ngày rồi đưa nước trở lại ở mức ngập 6 – 10 cm.
– Thúc lúa trổ và chín tập trung: Khi lúa trổ báo thì rút nước ruộng đến mức giữ mềm bùn. Khi lúa trổ đến 85% thì đưa nước ngập sâu 7 – 10 cm. Để cho ngấm từ từ và rút cạn hằn ở giai đoạn lúa chín sáp, chỉ giữ vừa đủ ẩm.
Hạn chế sâu bệnh
Để phòng ngừa các dịch bệnh gây hại cho ruộng lúa, người trồng lúa cần áp dụng các biện pháp sau:
– Thâm canh mạ đúng kỹ thuật để mạ khỏe.
Bón phân cân đối, đặc biệt tăng cường phân Kali để lá lúa không thừa đạm.
– Sử dụng các giống ít nhiễm sâu.
Bố trí lúa theo trà, tránh các đợt phát tán ồ ạt của sâu.
– Sử dụng phân ủ bằng phương pháp ủ nóng.
– Ưu tiên cấy hàng rộng kiểu “hàng rộng – hàng hẹp” để tạo ruộng lúa thông thoáng.
– Chú ý phát hiện sớm các ổ bệnh, đặc biệt chú ý những chỗ trũng. Những chân ruộng có nước, mất nước xen kẽ và xung quanh bờ.
– Luân canh cây trồng khác lúa, nên bố trí xen kẽ một vụ cây trồng cạn để hạn chế loài sâu bệnh trên các cây trồng cùng loài. Và hiện tượng bệnh dịch trầm trọng ở ruộng lúa độc canh không có thời gian nghỉ.
Xem thêm: Quy trình trồng dưa chuột sai quả đơn giản, tại nhà
Chúc bà con thành công! Đừng quên cập nhật các bài viết hữu ích khác Tại đây.