Cách nuôi dưỡng, chăm sóc ngỗng con hiệu quả

cham-soc-ngong-con

Chăm sóc ngỗng con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi ngỗng, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn ngỗng sau này. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bà con những kinh nghiệm chăm sóc ngỗng mới nở, đạt hiệu cao quả nhất.

cham-soc-ngong-con

Nhiệt độ

Ngỗng con từ lứa tuổi sơ sinh đến 3 tháng tuổi. Chúng rất sợ lạnh vì khả năng điều tiết thân nhiệt kém. Cần được sưởi ấm thường xuyên để có sức đề kháng. Ngỗng mới nở nên được nhốt trong quây kín cao từ 0,8 – 1m. Che chắn cẩn thận, sử dụng bóng điện vừa để thắp sáng vừa để sưởi ấm.

Tuần đầu, nhiệt độ chuồng quây nên giữ ở mức 32 – 350C, các tuần sau có thể giảm dần nhiệt độ. Kết hợp với đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên cho ngỗng.

Ðể nhận biết ngỗng con có đủ ấm hay không, chỉ cần quan sát nếu bị lạnh chúng sẽ nằm đè lên nhau thành từng đống. Nếu quá nóng chúng sẽ tránh xa nguồn nhiệt. Chúng đi lại, ăn, uống bình thường thì nhiệt độ ở mức vừa phải.

mat-do-nuoi-duong-ngong-con

Mật độ

Chuồng úm ngỗng con cần đảm bảo mật độ nhiều nhất 10 – 15 con/m2 với ngỗng dưới 7 ngày tuổi; 6 – 8 con/m2 với ngỗng dưới 1 tháng tuổi. Nên nuôi nhốt ngỗng trong chuồng quây trong những tuần đầu tiên, không nên cho ra ngoài.

Thức ăn cho ngỗng con

Trong tuần đầu tiên chưa nên đưa ngỗng đi chăn vì lúc này chân ngỗng còn yếu, đi chưa vững. Thời gian này để cho khối lòng đỏ còn lại trong bụng tiêu hết không nên cho ngỗng ăn thức ăn đạm động vật. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngỗng sau này.

Thức ăn ngỗng thích nhất là rau xanh. Có thể băm, thái nhỏ rau, trộn với ít cám hoặc cột thành bó cả cây treo lên vừa tầm để ngỗng tự vặt lấy. Để ngỗng đỡ tranh nhau nên để thức ăn nhiều chỗ xung quanh chuồng úm.

um-ngon-con

Một số loại thức ăn chủ yếu khác như: Lá su hào, lá cải bắp, bèo… trộn lẫn với cám ngô hoặc gạo. Mỗi ngày cho ngỗng ăn 3 – 5 bữa và đảm bảo cung cấp đủ nước hàng ngày cho ngỗng.

Khi ngỗng đã cứng cáp hơn, có thể cho làm quen dần với môi trường xung quanh và thả ngỗng ở môi trường tự nhiên có nguồn thức ăn, nguồn nước sạch và có bóng râm.

Cho ngỗng ăn vì chưa đưa chúng đi chăn thả được. Thức ăn phải có đủ thành phần và được gọi là thức ăn khởi điểm. Ðây là một dạng thức ăn hỗn hợp gồm các thứ hạt nghiền (gạo, ngô, đỗ tương,…). Kích thước hạt thức ăn không được quá 4 mm. Cho thêm khô dầu đậu tương, khô dầu đậu phộng và bột cá.

Với các loại thức ăn như: ngô, khoai lang, sắn, đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu phộng, cá, tôm, cua,… bà con có thể dùng máy nghiền ngô sẽ hỗ trợ bà con nông chăn nuôi trong việc nghiên nhỏ thức ăn cho ngỗng. Giúp ngỗng dễ ăn và nhanh lớn.

may-nghien-b12-buong-thang

Ngoài ra máy nghiền ngô có thể nghiền đa dạng các nguyên liệu như: thóc, đậu tương, lạc, khoai lang, sắn,… Tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương, làm phong phú thức ăn cho đàn ngỗng.

Thức ăn từ các loại hạt

  • Ngô: Là loại được sử dụng khá nhiều ở giai đoạn vỗ béo. Do ngô có hàm lượng chất caroten và tinh bột cao. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý việc bảo quản vì ngô rất dễ bị nấm mốc.
  • Thóc: Là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi ngỗng. Do thóc có tỷ lệ chất xơ, protein, chất béo và cho giá trị năng lượng được xem là thấp hơn ngô.
  • Hạt đậu tương: Là nguồn thức ăn thực vật rất tốt cho ngỗng. Nó cung cấp năng lượng cao, rất giàu protein. Trong chăn nuôi ngỗng, sử dụng hạt đậu tương chúng ta cần lưu ý nên rang hoặc luộc chín. Điều này nhằm để làm giảm thiểu tác dụng của một số độc tố có trên hạt.
  • Lạc: Là loại thức ăn có hàm lượng chất béo cao. Rất tốt cho ngỗng sử dụng để sinh trưởng phát triển.
  • Cám gạo: Là một sản phẩm từ hoạt động xay xát và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thức ăn từ cám gạo tốt, có ít chất xơ, đặc biệt nhiều Vitamin B1. Lưu ý khi sử dụng cám gạo nên kết hợp với các loại thức ăn tinh khác. Có thể nấu chín hoặc cũng có thể trộn lẫn với rau xanh.
thuc-an-cho-ngong

Các loại thức ăn bổ sung

Cần bổ xung khoáng chất và các Vitamin cho đàn ngỗng. Sự thiếu hụt các khoáng chất và vitamin chỉ hay xảy ra với ngỗng nuôi nhốt. Với loại này, cần bổ sung thêm một số loại như bột vỏ sò, vỏ trứng nhằm cung cấp canxi, khoáng chất, photpho.

Khi được 15 ngày tuổi mới có thể thả ngỗng đi ăn tự do được. Ngỗng con rất thích hoạt động, chúng luôn sục sạo tìm mồi, nhất là tìm cỏ, lá. Nên cho ngỗng vặt cỏ tốt hơn là cho ăn rau trồng (rau muống, rau lang…).

Bà con tham khảo thêm các dòng máy băm cỏ cho ngỗng: Máy băm cỏ 7TA, Máy băm cỏ G250, Máy băm chuối đa năng

may-bam-co-7ta

Trên đây, Siêu Thị Máy Bình An đã chia sẻ cho bà con về kĩ thuật nuôi ngỗng đạt hiệu quả cao. Chúc bà con thành công!

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Để được hỗ trợ tư vấn và đặt mua sản phẩm của công ty, mời quý khách hàng liên hệ:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CƠ KHÍ BÌNH AN

Địa chỉ: 281 Lê Lợi – Phường Lê Lợi – Sơn Tây – Hà Nội

Hotline: 0914.38.5225 – 0243.383.6219 – 0945.835.365

Gọi ngay
Gọi Ngay