Chim công là loại vật nuôi có vẻ ngoài rực rỡ với màu sắc thu hút nhiều ánh nhìn. Đây là loài chim rất khó nuôi so với những loài động vật khác . Vì vậy nếu bạn muốn nuôi chim công thành công và nhiều lợi nhuận. Bạn cần phải nắm các kỹ năng cùng như sự kiên nhẫn thì mới có thể nuôi được.
Dưới đây sẽ là cách nuôi chim công đơn giản, hiệu quả
Chuẩn bị chuồng trại
Chim công là loại chim lớn và có bộ đuôi rộng, chính vì vậy bạn cần xây dựng chuồng nuôi rộng và thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Xung quanh chuồng bạn nên quây lưới theo hình mắt cáo, lợp mái chuồng cao. Những vật liệu xây dựng chuồng được làm bằng tre, nứa để làm các vách ngăn.
Để giữ cho chuồng sạch sẽ và thông thoáng, không ẩm ướt thì bạn nên dùng cát vàng để rải nền chuồng. Bạn sử dụng cát vàng sẽ giúp chuồng sạch sẽ và phòng ngừa được giun sán hiệu quả.
Kỹ thuật nuôi chim công
Nuôi chim công cái khó khăn nhất ở đây là lựa chọn giống. Bởi loài chim khá hiếm nên việc lựa chọn chim giống tốt là rất khó khăn. Còn đối với việc chăm sóc chim thì cũng như các loài vật nuôi khác chỉ cần cung cấp đầy đủ thức ăn và bổ sung khoáng chất là chim đã phát triển khỏe mạnh rồi.
Xem thêm: Lựa chọn loại thức ăn cho chim bồ câu nhanh lớn, lãi khủng
Đối với chim non
Bạn nuôi chim trong lồng nhỏ. Bạn nên làm chuồng nuôi bằng lưới thép để bảo vệ chim. Bố trí đều đủ máng ăn và máng uống cho đàn chim. Khi mùa đông đến, chuẩn bị đèn sưởi cho đàn chim không bị lạnh.
Đến giai đoạn nuôi chim công con
Có thể tự ăn uống được. Khi chim con mới nở bạn dùng các loại cám tổng hợp để chim có thể đủ chất dinh dưỡng. Cho đến khi chim được 30 ngày tuổi thì cho ăn thêm ngô và thóc cùng nhau. Bạn có thể sử dụng các dòng máy làm thức ăn tổng hợp cho đàn chim của bạn bằng máy nghiền thức ăn chăn nuôi B50 có thể nghiền được ngô hạt, sắn, khoai thành bột mịn. Bạn có thể cho chim ăn dạng bột tổng hợp đó để giúp chúng phát triển khỏe mạnh nhé.
Chim công trưởng thành
Giai đoạn chim công trưởng thành, bạn cần bổ sung nhiều rau xanh, ngô, gạo với tiêu chí là 70% là cám tổng hợp và còn lại là thức ăn thêm phụ.
Đối với các loại thức ăn rau xanh như rau muống, cải bắp, hay chuối…. bạn có thể các dòng máy băm cỏ 7TA, máy băm chuối đa năng có thể băm nhỏ tiện lợi thức ăn cho đàn vật nuôi của bạn. Đến giai đoạn trưởng thành bạn cần cung cấp nhiều thức ăn cho chúng để phát triển mọc lông dài và đẹp.
Phòng bệnh khi nuôi chim công
Cũng như các loại vạt nuôi khác, chim công cũng có thể bị nhiễm các bệnh phổ biến như:
Bệnh ký sinh, bệnh giun sán, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh sưng mặt.
Do đó bạn cần chuẩn bị những phương pháp phòng tránh cũng như đặc trị bệnh cho đàn công của mình cụ thể:
Tiêm vắc xin định kỳ theo mùa và theo độ tuổi. Đặc biệt là giai đoạn chim được 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng tuổi.
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sát trùng chuồng trại thường xuyên để không gây tình trạng đàn công bị nhiễm bệnh.
Vệ sinh máng ăn và máng uống, cọ rửa thường xuyên và cho vật nuôi ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng.
Thường xuyên theo dõi đàn chim công để xem trong đàn có con nào có triệu chứng mắc bệnh hay bị ốm gì không. Nếu phát hiện triệu chứng gì phải cách ly ngay và điều trị.
Và bài viết trên đây của Siêu thị máy Bình An đã chia sẻ cho bạn cách chăm sóc và phòng bệnh cho đàn chim công. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức nuôi chim cơ bản. Nếu bạn thấy bài viết này hay hãy like và chia sẻ ngay nhé! Chúc bạn sẽ thành công nhé!