Heo tuy to xác, nhìn bề ngoài trông mập mạp, nhưng lại vướng nhiều thứ bệnh tật hơn các giống vật khác.
Buổi sáng còn khỏe mạnh, lanh lợi nhưng đến trưa đã chê cám, cả mình nóng ran nằm bẹp một chỗ! Có nơi cả chuồng heo mấy chục con đang mạnh khỏe, sắp xuất chuồng thì tự nhiên lăn đùng ra tất cả. Thế là bao nhiêu vốn liếng đội nón ra đi!
Cái cảnh heo đang khỏe mạnh rồi tự nhiên ngã bệnh thình kình là chuyện thường thấy, thường gặp mọi lúc, mọi nơi.
Heo bị bệnh, phần “lỗi” đã phần là do người nuôi:
Thứ nhất, là do chuồng trại không đúng kỹ thuật, hoặc không lo giữ vệ sinh chu đáo, như vậy chẳng khác nào rước bệnh vào nhà!
Thứ hai, nuôi heo mà cho ăn uống thiếu chất bổ dưỡng, các thành phần căn bản trong khẩu phần ăn thiếu hụt lâu ngày khiến heo sinh trưởng kém, phát triển chậm, không đủ sức đề kháng trước mọi bệnh tật đến với nó.
Thứ ba, không tiêm phòng cho heo đúng định kỳ những bệnh truyền nhiễm như bệnh dịch tả, bệnh tụ huyết trùng.
Thứ tư, khi phát giác trong chuồng có heo bị bệnh không cách ly heo bệnh ra khỏi những con khỏe mạnh để chữa trị, dẫn đến bệnh lây lan sang cả đàn thì sẽ khó trở tay cho kịp
Thứ năm, chăm sóc heo mà lúc nào cũng nổi hứng đánh đập heo bảo sao heo không bị sái chân, lọi giò.
Làm tốt được những điều vừa nêu chính là đã đảm bảo phòng ngừa bệnh cho heo.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh của heo
Thay đổi điều kiện sống đột ngột, ảnh hưởng stress…
Vận chuyển đường dài, thay đổi chuồng trại và môi trường nuôi.
Thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh và chất lượng.
Kí sinh trùng sống kí sinh.
Vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
Nguyên tắc chung về vệ sinh phòng bệnh cho heo
Thường xuyên quét dọn định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi.
Cách tẩy rửa chuồng: chuồng nuôi lợn rừng có 2 ngăn, khi rửa chuồng ta nên rửa 1 ngăn trước ngăn còn lại để cho lợn sang. Sau khi ngăn rửa đã khô rắc bột safeguard xuống nền chuồng thì ta chuyển lợn sang và rửa ngăn còn lại và làm tương tự như ngăn trước.
Sau mỗi đợt nuôi, cần vệ sinh khử trùng và để trống 3-5 ngày trước khi đưa lứa khác vào.
Trước khi vận chuyển cần phải cho lợn rừng uống điện giải để tăng cường sức đề kháng cho lợn, tránh stress và tránh nhiễm 1 số bệnh.
Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng 15-20 ngày trước khi nhập đàn.
Một số điều lưu ý khi lợn rừng mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh
Lợn mắc bệnh thường biểu hiện 1 trong các triệu chứng sau:
Bỏ ăn hoặc kém ăn.
Ủ rũ, nằm 1 chỗ hoặc ít vận động, sốt cao, uống nước nhiều.
Mắt lờ đờ, lông sù, ho, khó thở, thở mạnh, ỉa chảy hoặc táo bón.
Biện pháp khắc phục:
Cách ly lợn ốm để theo dõi.
Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại.
Không vận chuyển gia súc ốm.
Hạn chế người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi, tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi.
Với thức ăn và nước uống, sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt trước khi cho ăn. Không sử dụng thức ăn thừa trong máng ăn của đàn lợn đã xuất chuồng và thức ăn của đàn lợn đã bị dịch bệnh cho đàn lợn mới.
Phải sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng cho lợn
Nguồn nước cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo an toàn. Nên bổ sung chế phẩm sinh học trong thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa, sức đề kháng cho lợn. Chăm sóc, nuôi dưỡng, áp dụng phương thức quản lý “cùng vào-cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: dãy chuồng, ô chuồng.
Vệ sinh chăn nuôi và kiểm soát người ngoài ra, vào chuồng nuôi theo hướng hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi. Trước và sau khi vào, ra khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giầy, dép vào hố khử trùng.
Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng. Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.
Chất thải được gom để xử lý phải để cuối chuồng, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước. Chất thải phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc xử lý bằng sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh theo quy định hiện hành của thú y.
Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp.