Các nhà lai tạo giống đã tìm ra các công thức lai giữa các giống heo nhằm tận dụng những đặc tính tốt của từng giống heo riêng biệt, quy tụ được những yếu tố về sinh sản cũng như về chăm sóc nuôi dưỡng thích hợp. Và sau đây là 5 phương pháp lai tạo giống lợn mà bà con phải biết đến.
Phương pháp lai kinh tế
Lai kinh tế là cho cá thể đực và cá thể cái khác giống giao phối với nhau để tạo ra con lai F1 chỉ dùng vào mục đích nuôi thịt, không giữ lại làm giống hoặc cho cá thể khác dòng đã có sự phân hóa về di truyền giao phối để tạo con lai, cũng chỉ sử dụng vào mục đích nuôi thịt.
Lai kinh tế đơn giản:
Là phép lai chỉ sử dụng hai giống và ở thế hệ F1 đưa vào nuôi thịt. Ví dụ dùng lợn Landrace cho lai với lợn Lang Hồng, thế hệ F1 có ưu thế lai cao để nuôi lấy thịt. Đây là phương pháp lai đơn giản và sử dụng tối đa 100% ưu thế lai từ bố và mẹ để nhằm nâng cao một số đặc điểm tốt ở các giống. Mục đích của phương pháp lai này là sử dụng ưu thế lai tạo đàn lợn thịt thương phẩm.
Tuy đơn giản nhưng phương pháp lai này có một số nhược điểm như không thể sử dụng ưu thế lai của con bố lai hoặc con mẹ lai và phải mua lợn mẹ để thay thế do không thể sử dụng con lai để làm nái thay cho đàn nái sinh sản.
Lai kinh tế phức tạp:
Lai giữa 3 giống
Là phép lai có từ 3 giống trở lên tham gia, con lai cuối cùng cũng được sử dụng vào mục đích thương phẩm, chứ không giữ lại làm giống.
Tạp giao giữa 3 giống là tiếp tục cho cái lai F1 giao phối với đực giống thuộc giống thứ 3 để sản xuất ra con lai vào mục đích kinh tế khác nhau. Mục đich của tạp giao 3 giống là:
- Lợi dùng triệt để ưu thế lai ở cái lai F1 tức là khắc phục được nhược điểm của lai kinh tế đơn giản.
- Lợi dụng được ưu thế lai giữa ba giống.
Lai giữa 4 giống
Trong chăn nuôi người ta thường áp dụng hình thức lai này để sản xuất 4 con lai giống. Con lai trong trường hợp này gọi là con lai kép, bởi vì bố mẹ của chúng đều là con lai F1 được sinh ra từ phép lai kinh tế đơn giản.
Cả hai phương pháp lai 3 giống hay 4 giống đều khai thác tối đa 100% ưu thế lai về khả năng sản xuất thịt ở thế hệ con lai.
Và tất nhiên phương pháp lai này cũng có nhược điểm là do ưu thế lai phục thuộc vào ưu thế lai thành phần cho nên trong một số trường hợp ưu thế lai ở sản phẩm cuối cùng thấp hơn ưu thế lai đạt được trong trường hợp lai giữa 2 hoặc 3 giống. Do đó cần tiến hành xác định hiệu quả ưu thế lai ở những tổ hợp đơn giản để xây dụng công thức lai 4 giống phù hợp.
Phương pháp lai luân chuyển
Là một hình thức của lai kinh tế, tận dụng ưu thế lai vào mục đích tạo con lai nuôi thịt nhưng việc luân chuyển đực giống nhằm mục đích phối hợp có hiệu quả cao nhất để tạo năng suất cao hơn.
Phương pháp lai cải tiến
Là phương pháp dùng một giống đã đáp ứng được nhu cầu nhưng lại thiếu một vài đặc tính cần thiết. Thí dụ như các giống địa phương của chúng ta có khả năng sinh sản cao, thích nghi tốt với điều kiện địa phương nhưng tốc độ sinh trưởng chậm, tỷ lệ nạc thấp. Trong trường hợp này, người ta thường áp dụng phương pháp lai cải tiến để thu được cá chỉ tiêu mong muốn trong thời gian ngắn.
Phương pháp lai cải tạo
Là phương pháp dùng giống lợn cao sản. Thường là giống lợn nhập nội để cải tạo hẳn đặc điểm di truyền của giống địa phương. Giống lợn dùng để cải tạo giống kia gọi là giống đi cải tạo còn giống được cải tạo gọi là giống bị cải tạo. Khác với phương pháp lai cải tiến, trong lai cải tạo, lượng máu giống đi cải tạo tăng lên trong con lai qua cá thế hệ cho đến khi yêu cầu đề ra của công tác tạo giống mới.
Phương pháp lai gây thành
Mục đích của phương pháp này là gây tạo giống mới từ những đặc điểm tốt của các giống khác nhau. Muốn lai tạo giống mới, trước hết nhà chọn giống phải xác định chắc chắn mục tiêu của giống mới và lựa chọn những cá thể thuộc dòng thuần cao sản hay giống cao sản nào vào mục đích của mình.
Theo: “Kỹ thuật chăn nuôi lợn” – TS. Nguyễn Hùng Nguyệt
Trên đây là 5 phương pháp lai tạo giống lợn mà bà con nên biết. Ngoài ra để tăng cường chất lượng chăn nuôi, bà con có thể tham khảo qua các sản phẩm phục vụ chăn nuôi của chúng tôi tại đây.