Ở nhiều nơi, cây đậu xanh cũng là cây chủ lực được trồng chuyên canh bởi do điều kiện đất trồng không cho phép trồng các loại hoa màu khác. Nhưng cũng có nhiều vùng cây đậu xanh được đưa vào trồng xen canh để vừa tận dụng được thời gian nghỉ của đất, vừa tăng thêm thu nhập. Như vậy ta cần căn cứ vào mùa vụ, chất đất, mục đích sản xuất để có thời gian gieo trồng hợp lý.
Người ta thường trồng đậu xanh vào các vụ sau:
+ Vụ Đông Xuân: Gieo từ tháng 12-01 dương lịch và thu hoạch từ tháng 02-3 dương lịch. Đây là thời vụ trồng chính, cây phát triển tốt và ít bị sâu bệnh, nhưng phải tồn chi phí tưới.
+ Vụ Xuân Hè: Thường trồng sau tết âm lịch. Đậu xanh được gieo vào tháng 2-3 dương lịch và thu hoạch vào tháng 4-5 dương lịch, trồng trên chân ruộng lúa Đông Xuân.
+ Vụ Hè Thu: Gieo từ tháng 4-5 dương lịch và thu hoạch từ tháng 7-8 dương lịch trên chân đất rẫy, đất cát.
Chuẩn bị đất trồng đậu xanh
Đất nhiều cát: Không cần cày xới, chỉ cần diệt cỏ, sau đó có thể tiến hành gieo hạt ngay.
Đất thịt: Đất cần được cuốc hoặc xới theo hàng trước khi gieo hạt. Cần diệt sạch cỏ giữa các hàng xới (nếu có).
Đất sét nặng:
– Cày xới cho đất tơi xốp (đến khi cục đất tơi nhỏ còn khoảng 5-6cm), nhưng không quá nhuyễn làm đất dễ bị đóng váng khi tưới.
– Sau khi đã làm lại đất, tiến hành tạo mặt bằng và đánh rãnh thành các mương nhỏ (rộng 40cm, sâu 40-50cm). Cách nhau 4-5m để dẫn nước tưới vào ruộng đậu (mùa nắng) hoặc thoát nước (mùa mưa).
– Có thể giữ mực nước mương cách
mặt mặt đất 15-30cm để tưới thấm. Trên đất phèn cần lưu ý không nên đào mương sâu đến tầng phèn để tránh hiện tượng “xì phèn” làm hại cây đậu.
Chọn giống và gieo giống
Cần lựa chọn giống tốt, có khả năng kháng bệnh và cho năng suất cao. Người ta ước tính một ha cần từ 15-20kg hạt đậu xanh giống nếu gieo theo hàng; khoảng 25-30kg nếu gieo są (gieo vãi).
Trước khi gieo cần kiểm tra phẩm chất hạt, loại bỏ những hạt lép, hạt nhỏ, hạt mọt… Để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao. Hạt giống phải có màu sáng, đẹp, nảy mầm trên 90%, không bị sâu bệnh.
Để đủ rơm phủ cho 1m2 đậu, cần có đủ lượng rơm của 0,8- 1,5m2 lúa). Phủ rơm để giúp đất giữ ẩm, ít bị cỏ dại để cây đậu mọc tốt hơn.
Đậu gieo theo hàng với khoảng cách hàng cái 40-50cm (mùa mưa và đất tốt nên trồng khoảng cách 50cm), hàng con cách nhau 15-20cm, mỗi hốc để 2 cây (mật độ 20-30 cây/m2 là tốt nhất). Trồng quá dày làm cây dễ bị sâu bệnh và đổ ngã.
Bón phân
Nếu có phân hữu cơ, nên bón 3-5 tấn/ha, nhất là trên đất sét nặng hoặc đất có nhiều cát.
– Bón lót: từ 3 ngày trước khi gieo, chọn 1 trong 2 công thức sau:
Công thức 1: 100-130 kg DAP/ha + 30-50kg KC1/ha.
Công thức 2: 40-50kg ure/ha + 250-300kg Super lân + 30-50kg KC1/ha.
Phân bón lót nên rải đều trước khi bừa lần cuối. Ở loại đất phù sa được bồi hàng năm có thể giảm hoặc không cần bón phân Kali cho ruộng đậu.
– Bón thúc lần 1: (40-45)kg Urea/ha lúc 20 ngày sau khi gieo để nuôi mầm hoa. Nên bón phân theo rãnh và kết hợp lúc vun gốc để đỡ công lao động và phân ít bị mất.
Phân Ure cũng có thể được bón thúc bằng cách pha nước tưới. Nhưng hiệu quả sử dụng thường kém hơn.
– Bón thúc lần 2: (40-45) kg Urea/ha lúc 40 ngày sau khi gieo để nuôi trái và hạt. Cách bón như thúc lần 1.
Tóm lại, lượng phân hoá học bón cho đậu xanh mỗi hecta theo công thức: (50-60) N + (50-60) P20s + (30-40) Kz0, với N chia đều ở 3 lần bón.
Bà con cũng có thể sử dụng các nguyên liệu như mùn cưa, trấu, xơ dừa, cành lá cây… có sẵn để làm phân bón hữu cơ. Tuy nhiên cần chọn nguyên liệu chất lượng cao, sạch để tránh gây bệnh cho cây trồng.
Nhiều bà con đã mạnh dạn đầu tư máy băm gỗ công nghiệp để băm xơ dừa, cành lá cây, bã mía, thân cây, rơm,… làm phân hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả cây trồng, đậu xanh được bón phân hữu cơ cho năng xuất cao hơn so với khi sử dụng phân hóa học.
Chăm sóc
Bao gồm các việc:
– Giậm hạt và tỉa bỏ cây xấu: Cần giậm sớm (3-5 ngày sau khi gieo) để cây con mọc không bị cạnh tranh..
– Có thể diệt cỏ bằng cơ học (xới, cuốc, dùng dao…). Hoặc dùng thuốc diệt cỏ Dual 720 EC (1,5kg ai/ha) phun gieo đậu, lúc hột cỏ chưa nảy mầm.
– Để giảm mức cây đổ ngã (trong mùa mưa) và giúp đất xốp, thoáng. Không bị đóng váng sau khi tưới; Có thể kết hợp cùng lúc diệt cỏ.
– Tưới nước: đậu xanh cần nhiều nước lúc mọc mầm và từ trổ hoa đến tạo quả.
Thu hoạch
Quả đậu xanh bắt đầu chín vào 18-21 ngày sau khi hoa nở. Mùa nắng có thể đợi quả chín rộ để thu hoạch cùng lúc những trái của từng đợt hoa. Nên chọn giống cho quả chín tập trung để giảm công thu hoạch.
Khi hái quả nên bẻ mỗi lần 1-2 quả/chùm để không làm gãy phát hoa. Sau khi hái, quả được đem phơi nắng 2-4 giờ, sau đó dùng chân, máy kéo để đập ra hạt. Cũng có thể dùng gậy đập hoặc máy tuốt lúa (có lót bao bố) để tách hạt. Nếu tách hạt không kịp, chỉ nên phơi tái trong bóng râm để quả không bị nứt. Vỏ quả không bị xoắn lại làm kẹt hạt lại 25 bên trong rất khó tách sạch sau này.
Bảo quản
Hạt đậu xanh tồn trữ phải phơi thật khô (độ ẩm dưới 12%) và chứa trong chum, vại kín mầm.
Hạt có thể trữ trong bao bố, nhưng phải để chỗ mát, khô ráo để ngừa chim, chuột, kiến, nấm mốc.
Hạt tồn trữ có thể bị mọt phá hại. Mọt để trứng từ ngoài đồng, trứng bám vào hạt và phá hại đậu tồn trữ nếu không phơi khô. Có thể dùng nước làm sạch hạt hoặc phun dầu lạc 3-5cc/kg hạt để xua đuổi mọt trước khi trữ.
Xem thêm: Nhân rộng mô hình tái chế xơ dừa, tăng gia sản xuất
Chúc bà con thành công với mô hình trồng na ăn quả, đem lại hiệu quả cao!