Hồng là một loại quả được trồng nhiều ở nước ta, có màu vàng tươi, hình dạng có thể là hình vuông giống với quả trứng gà. Đây là một trong những loại quả giàu chất xơ, vitamin A, C… tuyệt vời. Một trong những loại hồng được ưa chuộng nhất hiện nay đó là hồng giòn.
1. Chuẩn bị đất trồng hồng giòn
– Phát quang đất trồng. Dọn cỏ và cây bụi để cây hồng có đủ ánh sáng sinh trưởng và phát triển.
– Nếu đất có độ dốc dưới 100 ta bố trí như trên đất bằng (trồng cây theo hình chữ nhật, hình vuông hay hình tam giác). Đất có độ dốc lớn hơn 100 thì phải bố trí và trồng cây theo đường đồng mức (dùng thước chữ A).
– Khoảng cách giữa các cây là tuỳ đất, tuỳ giống trồng. Khoảng cách giữa các cây có thể là 4m x 4m hoặc 8m x 8m.
2. Tiêu chuẩn cây giống và thời vụ trồng
– Cây giống chủ yếu là cây ghép được trồng trong bầu túi vụ cuối năm nilon hoặc ở dạng rễ trần.
Hạt hồng sau khi rửa sạch phơi khô có thể gieo ngay hoặc được cất giữ vào nơi khô thoáng khi đến thời vụ mới gieo.
– Cây giống loại I phải đạt những tiêu chuẩn sau:
Chiều cao cây tính từ mặt bầu túi > 60cm.
Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu túi 10cm từ 1-1,2cm.
Đường kính cành ghép (đo cách vết ghép 2cm) từ 0,8-1cm.
Chiều dài cành ghép (tính từ vết ghép) từ 45cm trở lên.
– Cây giống nên đem đi trồng vào tháng 1-2 dương lịch (khoảng trước và sau tết Nguyên đán). Lúc này cây đã rụng lá, ngừng sinh trưởng và trong cây có chứa nhiều chất dự trữ nên dễ sống. Khi trời bớt lạnh, mầm mới sẽ bật ngay.
3. Cách trồng hồng giòn
– Dùng cuốc xới tâm hố đã chuẩn bị trước (cách khoảng 1-2 tháng). Đặt cây vào giữa hố, xé bỏ túi bầu rồi nhẹ nhàng rút túi ra. Lấp đất bằng mặt cây đất của cây giống, nhấn chặt đều. Dùng cọc đóng chéo để buộc cây con cố định. Lấy nước tưới đẫm cây con, sau đó thường xuyên giữ độ ẩm cho cây.
– Khoảng cách mật độ đối với giống sinh trưởng khỏe là 6x4m, 6x5m. Đối với giống sinh trưởng yếu là 5x4m, 5x5m (đạt 400-450 cây/ha).
4. Chăm sóc thời kỳ cây chưa mang quả
– Thời kỳ mới trồng phải thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, đồng thời phủ cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm.
Bà con cũng có thể sử dụng các nguyên liệu như mùn cưa, trấu, xơ dừa, cành lá cây… có sẵn để làm phân bón hữu cơ. Tuy nhiên cần chọn nguyên liệu chất lượng cao, sạch để tránh gây bệnh cho cây trồng.
Nhiều bà con đã mạnh dạn đầu tư máy băm cỏ giá rẻ để băm xơ dừa, cành lá cây, bã mía, thân cây, rơm,… làm phân hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả cây trồng, đậu xanh được bón phân hữu cơ cho năng xuất cao hơn so với khi sử dụng phân hóa học.
– Trong 3 năm đầu lượng phân bón cho một cây hồng là: 100g urê + 100g lần supe + 100g kali sunfat (hoặc kali clorua) chia làm 3 lần bón.
Tháng 1-2: Bón 100% lân + 50% kali + 30% đạm.
Tháng 4-5: Bón 20% kali + 30% đạm.
Tháng 8: Bón nốt số phần còn lại.
– Cách bón: Đào sâu rãnh từ 15-20cm quanh tán, cách gốc 30-40cm, rải đều phân, lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm và phủ gốc bằng cỏ khô.
5. Chăm sóc thời kỳ cây mang quả
+ Làm cỏ xới xáo hàng năm khoảng 3 lần vào lúc các đợt bón phân. Hai lần đầu xới sâu 10cm, cách gốc 0,8-1m, cuối năm cày xới giữa hàng sâu 15cm. Chỉ được cày xới ở phạm vi ngoài tán cây để tránh làm thương tổn rễ cây.
+ Tưới đủ ẩm cho cây 2 lần/tháng, nếu có mưa thì thôi, phủ cỏ khô quanh gốc.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu
+ Sâu đục quả: Là sâu non của một loài bướm đêm xuất hiện vào tháng 5-7. Trứng đẻ ở cuống hoặc tại quả, sâu non vừa nở ra đã đục vào tâm và
làm quả rụng.s
Trừ diệt sâu bằng cách nhặt quả non bị sâu đục đem huỷ, phun Sevin 0,1% hoặc Bi 58,01%, Trebon 0,1% khi sâu mới
xuất hiện.
+ Rệp sáp: Thường tập trung gây hại ở búp lá non, quả non. Tuy nhiên bệnh này chỉ thường xuất hiện ở những vườn hoang, cây yếu, còi cọc. Trừ rệp bằng cách phun supracide 0,1% hay Trebon 0,1%, sữa dầu, Polysulfua Canxi…
+ Sâu đo (Perenia Guenee): Phát sinh vào tháng 5, tháng 9 thường ăn trụi lá hồng. Trừ diệt bằng cách phun Decide 0,1%, Polytrin 0,1%.
Bệnh
+ Bệnh giác ban hại hồng (Cercospora kaki): Bệnh hại lá và tai quả hồng bằng
những vết không đều: phía giữa màu nâu sáng, phía ngoài sẫm hơn. Bệnh thường phát sinh tháng 7, 8, 9 làm rụng lá, quả héo rụng. Cách phòng trị: Nhặt và đốt lá bệnh, phun Bordeaux 1%
+ Bệnh đốm tròn (Mycosphaerella nawae): phá hại lá từ tháng 7, 8, tháng 9 càng nặng. Vết bệnh tròn, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh màu nhạt hơn. Khiến lá chuyển sang màu đỏ rồi rụng.
Cách phòng trị: Nhặt và đốt hết lá bệnh, phun Bordeaux 1% hoặc Kasuran 0,1%.
7. Thu hoạch hồng giòn
Ở các tỉnh miền Bắc, hồng ngâm chín từ cuối tháng 8, 9, 10. Hồng giấm chín vào tháng 10, 11, 12. Trên cùng 1 cây có quả chín trước quả chín sau, thu hoạch quả chín trước. Quả chín có màu vàng đỏ rồi đỏ dần. Hái đúng độ chín thì chất lượng quả tốt hơn. Nên hái quả vào buổi sáng hoặc chiều mát.
Dụng cụ hái thích hợp gồm những bộ phận chính sau: 1 sào dài làm cán, 1 cái túi vải miệng căng ra bởi một vòng thép cứng sát với vòng thép buộc hai lưỡi dao móc câu để dứt bứt cuống quả trên cao.
Xem thêm: Quy trình trồng dưa chuột sai quả đơn giản, tại nhà
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em biết cách trồng hồng giòn đơn giản và đem lại hiệu quả cao. Chúc bà con thành công! Đừng quên cập nhật các bài viết hữu ích khác Tại đây.