Nước cốt dừa được sử dụng khá phổ biến hiện nay nó được xem như một thành phần cực quan trọng làm tăng thêm hương vị đậm đà của những món ăn. Nhưng để làm được món nước cốt dừa thơm ngon sánh mịn thì không phải ai cũng có thể làm đúng và chuẩn. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn chị em cách làm nước cốt dừa thơm ngon tại nhà vô cùng đơn giản, cùng theo dõi nhé!
Nước cốt dừa là gì?
Đây là loại nước cốt được vắt từ hỗn hợp cùi dừa và nước lọc (chiếm khoảng 50%). Nước cốt dừa có màu trắng đục, giống màu sữa, có vị béo đậm.
Nước cốt dừa thường được chia làm 2 loại:
– Nước đặc: Là phần nước cốt được vắt đầu tiên từ hỗn hợp dừa nạo và nước, được lọc bằng vải thưa.
– Nước nhão: Là phần nước cốt được vắt lần thứ 2, 3 và các lần về sau tùy theo mục đích sử dụng.
Nước cốt dừa được sử dụng khá phổ biến trong các gia đình hiện nay. Nó được dùng như một loại sốt để tạo nên hương vị thơm ngon cho các món ăn.
Lợi ích đối với sức khỏe từ dừa
Cải thiện cholesterol
Thành phần của dừa chủ yếu chứa chất béo bão hòa và chất béo trung tính nên rất tốt cho quá trình cải thiện cholesterol.
Ngăn ngừa mệt mỏi
Bên cạnh những axit béo có lợi cho sức khỏe, nước dừa còn là một loại nước giải khát chứa nhiều khoáng chất quan trọng và thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy nó giúp duy trì thể tích máu, cung cấp năng lượng cho não bộ và ngăn ngừa mất nước gây tiêu chảy.
Làm sáng da và dưỡng tóc
Dừa là một thành phần thông dụng trong sữa rửa mặt và sữa tắm. Giúp làn da mịn màng, giữ ẩm tốt. Dừa thậm chí còn có hàm lượng dầu tự nhiên cao hơn so với sữa bò nên nó có khả năng giữ độ ẩm tốt hơn cho làn da và giữ độ ẩm này lâu dài hơn. Ngoài ra nó còn được dùng trong các sản phẩm dầu gội và dầu xả.
Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
Ngoài những công dụng hữu ích đã nêu trên, Dừa còn làm giảm mức độ hoạt động của các loại vi khuẩn, vi rút. Giảm tình trạng nhiễm trùng và viêm nhiễm khoang miệng. Ngoài ra các sản phẩm từ dừa và dầu dừa còn tác dụng trong việc kháng khuẩn, chống viêm và chống sưng tấy hiệu quả.
Hướng dẫn làm nước cốt dừa thơm ngon, sánh mịn tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cùi dừa già (2 quả dừa già khô, vỏ màu nâu đậm)
- 600ml nước sôi
- Dụng cụ nạo dừa, dao nhọn, máy xay sinh tố
Cách làm nước cốt dừa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bằng cách khoét một lỗ nhỏ trên đầu quả dừa để lấy hết nước dừa ra ngoài. Sau đó bổ đôi và hơ trên lửa để dễ dàng tách cùi dừa ra khỏi lớp vỏ cứng. Cạo bỏ lớp vỏ màu nâu trên cùi dừa để thành phẩm thu được không bị chát và có màu trắng sữa đẹp. Cắt thành miếng nhỏ sau khi rửa sạch.
Bước 2: Làm nước cốt với máy ép
Cho toàn bộ phần cùi dừa vừa được cắt nhỏ vào máy ép nước cốt dừa . Cho thêm khoảng 300ml nước sạch và bật công tắc để ép.
Máy ép nước cốt dừa được sử dụng để ép sạch nước cốt của các nguyên liệu như: dừa, riềng, gừng, nghệ, dứa,… Cho năng xuất cao 60-90kg/giờ với tỉ lệ vắt kiệt nguyên liệu từ 94 – 97%.
Bước 3: Đun nước cốt dừa
Sau khi ép cho lên bếp đun ở lửa nhỏ, đến khi sôi bỏ thêm vài hạt muối. Thành phẩm có màu trắng sữa, sánh mịn, có mùi thơm nhẹ của dừa.
Cách bảo quản nước cốt dừa
Nước cốt dừa sau khi làm sẽ có màu trắng và giống như sữa bò tươi.
– Bảo quản: chị em có thể bảo quản trong tủ lạnh.
– Chị em nên dùng trong vòng 2 ngày thôi nhé, sẽ đảm bảo hơn.
Phần cùi dừa còn lại bạn có thể dùng để chế biến món ăn. Sấy khô để ăn chung với xôi, chè cũng rất ngon.
Mẹo nhỏ: Để bảo quản được lâu hơn, chị em hãy đun nước cốt trong vòng 30 phút trước khi cho vào hộp để bảo quản.
Chị em xem thêm bài viết: Sự hữu ích ” thần thánh” từ dầu dừa
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Để được hỗ trợ tư vấn và đặt mua sản phẩm của công ty, mời quý khách hàng liên hệ:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CƠ KHÍ BÌNH AN
Địa chỉ: 281 Lê Lợi – Phường Lê Lợi – Sơn Tây – Hà Nội
Hotline: 0914.38.5225 – 0243.383.6219 – 0945.835.365