Nuôi dúi (chuột nứa) hiện nay đang là một hướng đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con chăn nuôi. Thịt dúi thơm ngon, mát và giàu đạm. Dúi rất dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro. Tuy nhiên để mô hình này thành công cần phải nắm rõ kỹ thuật nuôi núi cũng như hiểu rõ được tập tính sinh trưởng của chúng.
Làm chuồng nuôi dúi
Mỗi ô chuồng nuôi dúi sinh sản rộng khoảng 50cm, dài 0,8 –1m, xây tường cao 70cm, bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men, nền bê tông hoặc lát gạch. Đây là chuồng thiết kế cho nuôi sinh sản, mỗi ô chuồng dành cho một con.
Chọn giống dúi sinh sản
Theo kinh nghiệm của nhiều người từng nuôi dúi thì nên chọn giống dúi nhỏ về nuôi thì khi lớn lên nó sinh sản sẽ tốt. Tâm lý của nhiều người là muốn vật nuôi của mình nhanh sinh sản nên chọn dúi to về nuôi. Như vậy cũng tốt nhưng cần chọn dúi khỏe mạnh, không bệnh tật. Dúi sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Khoảng 8 tháng tuổi là dúi bắt đầu sinh sản và mỗi năm sinh khoảng 4 lứa. Dúi mang thai 45 ngày là sinh. Và sau khi ở với mẹ được 40 ngày thì có thể tách ra và nuôi riêng.
Chăm sóc dúi
Đối với dúi sinh sản
– Kiểm tra dúi cái động dục: Xách đuôi dúi cái lên kiểm tra, nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hơi hồng, đưa tay lên vuốt nhẹ thấy hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh dục, là con cái có biểu hiện động dục.
– Ghép đôi con đực và con cái: Chọn con đực thả vào chuồng con cái và quan sát nếu thấy chúng quấn quýt với nhau thì để nguyên. Nếu thấy gằm ghè nhau thì phải thay con đực khác. Chú ý sau 2 ngày tiến hành quan sát, nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng. Bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì nó đã được đực. Nếu quan sát chưa quen, tốt nhất để con đực và con cái ở chung trong vòng một tuần. Hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra.
Đối với dúi thịt
Nuôi vỗ béo dúi từ sau 45 ngày, nhất là khi mới tách chuồng và đảm bảo nguồn thức ăn dinh dưỡng cho chúng.
Khi cho dúi ăn tránh để lượng thức ăn không đồng đều dẫn đều dúi sẽ cắn lẫn nhau. Nên cho dúi ăn nhiều thức ăn cứng để tránh việc răng dúi dài ra dẫn đều thiếu nước và chết.
- Dúi từ 1 đến 3 tháng tuổi chỉ nên cho ăn ngô từ 10 – 15 hạt. Còn khoai hoặc sắn thì chọn củ nhỏ, thái lát.
- Dúi từ 3 đến 5 tháng tuổi chúng ta cho ăn ngô 20 – 25 hạt. Còn khoai hoặc sắn thì chọn củ nhỏ, thái lát.
- Từ 5 tháng tuổi đến khi trưởng thành thì chúng ta cho dúi ăn ngô 25 – 30 hạt. Còn khoai hoặc sắn thì dùng củ nhỏ, thái lát.
Đối với các loại thức ăn sẵn có tại gia đình, địa phương như: cám gạo, ngô, bột cá, bột xương, đậu tương,… Bà con có thể dùng Máy ép cám viên mini ép các nguyên liệu trên thành cám viên cho nhím ăn. Cám viên tự làm chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, thay thế cám viên công nghiệp giúp thỏ nhanh lớn, chất lượng thịt thơm ngon. Bên cạnh đó giúp bà còn tiết kiệm được một khoản chi phí thức ăn chăn nuôi.
Các dòng máy ép cám viên khác: S200; S250; S270
Khẩu phần ăn cho nhím
Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi đẻ, cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường. Để nhím con mau lớn, và nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai. Thức ăn
cần bổ sung thêm mầm, rễ cây các loại,thì nhím đực sẽ phối giống hăng hơn.
Chú ý:
Khi ghép đôi con đực với con cái thấy hợp nhau thì đánh dấu lại và lần giao phối sau nên sử dụng lại con đực đó. Mỗi con đực có thể phối được tối đa với 5 con cái. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và chu kỳ sinh sản của con cái. Vì vậy, khi bắt đầu nuôi nên sử dụng một đực một cái, sau khi có kinh nghiệm thì tăng dần số con cái lên.
Kiểm tra dúi cái mang thai: khi thấy vú của con cái căng lên là dúi đã mang thai và khi đó cần tách riêng dúi cái và dúi đực. Vì nếu không, khi sinh sản chúng sẽ rất dễ ăn con.
– Khi dúi sinh sản trong mấy ngày đầu cần tuyệt đối giữ yên tĩnh cho chúng, tránh người lạ tới gần, và không nên dọn chuồng.
– Sau khi được đực thì chú ý chế độ cho ăn: phải đủ tre, mía, bắp, khoai lang hoặc củ sắn.
Phòng và trị bệnh cho dúi
Để phòng bệnh cho dúi, cần đảm bảo chuồng trại khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không có ánh sáng trực tiếp. Dúi là động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, nó vẫn bị một số bệnh thông thường như ký sinh trùng ngoài da, đường ruột…
1. Bệnh ký sinh trùng ngoài da
– Nguyên nhân: Do ve cắn gây nên ghẻ, lở.
– Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh bôi lên vết
– Phòng bệnh: định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy dọn chuồng trại xung quanh 1 đến 2 lần/tháng.
2. Bệnh đường ruột
– Nguyên nhân: Do khẩu phần ăn cung cấp không đầy đủ dinh dưỡng nên dúi bị tiêu chảy.
– Điều trị: dùng thuốc để trị hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, rễ cau, rễ dừa…
Xem thêm: Lựa chọn thức ăn nuôi nhím thương phẩm đem lại hiệu quả cao
Chúc bà con thành công! Đừng quên cập nhật các bài viết hữu ích khác Tại đây.