Tạo nguồn thức ăn bổ dưỡng cho gia cầm từ mô hình nuôi giòi

nguon-thuc-an-tu-trun-gioi

Giòi tươi sống có chữa đầy đủ các chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa… Hiện nay có rất nhiều trang trại đang áp dụng mô hình nuôi giòi để làm thức ăn cho vật nuôi.

nuoi-trun-gioi

Những nguyên liệu để nuôi giòi

Những nguyên liệu được kể dưới đây dùng để làm thức ăn nuôi giòi. Các thứ này ở nước ta quanh năm đều có, mà nếu có mua cũng dễ lại rẻ tiền.

a. Rơm rạ: 

Rơm rạ được dùng với số lượng nhiều. Rơm rạ có thể còn nguyên hay vụn cũng được, miễn là sạch sẽ. Rơm rạ nên cắt ra từng khúc cho ngắn khoảng 10cm và ngâm cho ướt.

Bà con có thể sử dụng máy băm cỏ voi mini do Siêu thị máy Bình An băm nhỏ rơm rạ làm nguyên liệu nuôi giòi. Bên canh đó khi sử dụng máy băm cỏ voi mini còn giúp bà con băm nhỏ được các loại nguyên liệu khác như: thân cây ngô, cỏ sả, ngọn mía, thân cây sắn ,… phục vụ cho ngành chăn nuôi.

Hoạt động của máy băm cỏ voi

b. Phân bò: 

Phân bò cũng được dùng với số lượng khá nhiều. Đây không phải là phân tươi, mà là phân đã được ủ lâu ngày cho hoai, hoặc là phân khô cũng tốt. Sở dĩ chỉ dùng phân bò chứ không dùng loại phân chuồng nào khác là vì phân bò chứa nhiều vitamin C và nhiều chất bổ dưỡng khác, có lợi cho sự tăng trưởng và đẻ trứng của gà.

Thực tế cho thấy dùng phân bò nuôi giòi mùi hôi thối ít hơn phân heo, phân gà vịt…

C. Cháo gạo

Gạo nấu cháo không đặc lắm và cũng không loãng lắm.

phan-bo

d. Mồi nhử 

Tại các nước, người ta dùng mồi nhử là một con gà giò, chỉ cần cắt tiết cho chết chứ không nhổ lông sạch sẽ cũng được. Khi sắp nguyên liệu vào hố, thì mỗi hố phải có một con gà như vậy. Không có mồi nhử thì việc nuôi giòi không thành công, mà mồi nhử quá ít cũng không tốt.

Cách sắp xếp nguyên liệu vào hố nuôi giòi

Trước khi sắp xếp các nguyên liệu xuống hố, chúng ta nên kiểm tra lại xem số lượng mỗi thứ có đầy đủ không và cách xử lý đã tốt chưa:

a. Cháo phải là cháo mới nấu chứ không được để thiu.

b. Rơm rạ đã cắt khúc chưa, và đã ngâm nước cho thật ướt đẫm chưa.

– Tưới như vậy, lớp cháo trên sẽ ngấm dần xuống các lớp dưới, đó là điều tốt, không có gì đáng ngại.

– Việc sau cùng là ta dùng tấm phên (bằng lá, vải nhựa, hoặc tấm ny lông cũng được) che trên bề mặt hố phòng mưa tạt vào.

Sau đó, cứ để mặc vậy trong vài ngày để con gà có đủ thời gian thối rữa dần ra. – Có như vậy mới quyến rũ được ruồi nhặng lui tới… Tất nhiên những ngày này không được tưới nước, dù với lượng nước ít. Vài ngày sau, khi thấy sự xuất hiện của giòi, ta bắt đầu tưới nước mỗi ngày một cữ, cũng với số lượng chừng vài lít là nhiều.

cham-soc-trung-gioi

Chăm sóc

– Nước tưới sẽ mang theo nào cháo nào nước tanh tưởi của con gà ngấm dần xuống các lớp phân bò và rơm rạ ở dưới… Chừng mười ngày sau, khi con gà được lũ giòi thanh toán hết, thì cũng là lúc các lớp rơm rạ bắt đầu mục nát, quyện với phân bò cũng đã vữa ra thành một hỗn hợp thức ăn kích thích cơn háu đói của giòi. Chúng ăn như ma đói, hết lớp trên thì ăn lần xuống lớp dưới. Cho đến khi nào cạn hết thức ăn thì thôi… Và đó là lúc ta bắt đầu thu hoạch. 

– Tóm lại, sau khi sắp xếp nguyên liệu xuống hố nuôi xong, ta dùng liếp che lên trên để tránh mưa tạt vô hố. Từ đó, mỗi ngày nên tưới nước xuống hố một hoặc hai lần để giúp các nguyên liệu đủ ẩm và mau mục… Khi thức ăn bên dưới còn nhiều, giòi tranh nhau chui xuống dưới để tìm thức ăn.

– Nhưng khi thức ăn cạn kiệt, nhìn xuống hố chỉ thấy giòi nổi lên lúc nhúc. Một việc quan trọng ta cần phải làm nữa. Là cố ngăn gà vịt thả rong lui tới hố nuôi giòi trong suốt thời gian tạo giòi trong hố. 

– Nếu không làm được việc này, coi như việc nuôi giòi thất bại. Vì chỉ cần ba con gà nhảy xuống hố là chúng sẽ quậy tanh bành…

thu-hoach-gioi

Thu hoạch

Thu hoạch giòi có nhiều cách, nhưng tuỳ thuộc vào cách nuôi gà vịt của ta ra sao:

– Nếu nuôi nhốt, thì dùng gàu có cán dài múc giòi lên rồi đổ vào máng cho gà ăn. Máng đựng giòi phải làm vừa rộng vừa sâu, để tránh rơi vãi ra ngoài.

– Nếu nuôi thả với số lượng gà nhiều thì cứ mở liếp che, cho gà tự do sà xuống hố ăn cho thỏa thích. Liệu chừng vài ba ngày ăn xong một hố, ta lại mở hố khác…

Trong trường hợp số giòi dư, ta nên sấy khô để dành cho gà ăn dần. Cũng giống như cách áp dụng cho trùn vậy. Loại thực phẩm khô dành cho

gia cầm này vừa để dành được lâu, mà chất dinh dưỡng cũng không bị giảm.

Xem thêm: Phương pháp trồng và chăm sóc bắp cải cho chị em nội trợ

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em biết cách trồng ớt đơn giản và đem lại hiệu quả cao. Chúc bà con thành công! Đừng quên cập nhật các bài viết hữu ích khác TẠI ĐÂY.

Gọi ngay
Gọi Ngay