Thức ăn chăn nuôi và cách chăm sóc lợn nái nuôi con

cach-cham-soc-lon-nai-nuoi-con

Thức ăn cho lợn nái nuôi con là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó là các loại thức ăn xanh như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh như gạo tấm, cám gạo, bột mì. Các loại thức ăn bổ sung đạm động vật, đạm thực vật, các loại khoáng, vitamin,…

cham-soc-lon-nai

Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối, mốc, hư hỏng,…

Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng,…

– Sử dụng các loại thức ăn tốt, loại I, chế biến ngon.

– Dùng thức ăn xanh non, ít xơ. Có tác dụng nhuận tràng kích thích tiết sữa.

Dùng 1 trong các công thức thức ăn sau cho lợn đẻ và nuôi con:

+ Tự phối trộn theo công thức sau:

+ Thức ăn tổng hợp chưa hoàn chỉnh: Proconco C12 đêm đặc phối trộn theo hướng dẫn in trên bao bì.

+ Thức ăn tổng hợp hoàn chỉnh: Proconco C18B hỗn hợp cho lợn nái đẻ và nuôi con.

Trong quá trình chăm sóc lợn nái cho ăn như sau:

Đối với lợn nái ngoại:

– Ngày đẻ ăn 0,5kg thức ăn, cho uống nước, nước cháo loãng

– Sau ngày đẻ thứ 1 – 2 – 3 cho ăn với lượng thức ăn tương ứng như sau: 1kg 2kg 3kg

thuc-an-cho-lon-nai

– Từ ngày thứ 4 – 7 lượng thức ăn: cho ăn 4kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày.

– Từ ngày thứ 8 đến khi cai sữa cho ăn theo công thức tính:

Lượng thức ăn/nái/ngày = 2kg + (Số con x 0,35kg). Nếu mẹ gầy cho ăn thêm 0,5kg thức ăn trong khẩu phần. Nếu mẹ béo bớt 0,5kg thức ăn trong khẩu phần.

Đối với những lợn nái có số con theo mẹ lớn hơn 10 con, đàn con mập, lợn mẹ gầy thì cho lợn mẹ ăn theo khả năng (không hạn chế) bằng cách tăng số bữa trên ngày cho lợn mẹ.

– Số bữa ăn/ngày: buổi sáng và chiều tối.

Đối với lợn nái nội:

Công thức tính nhu cầu thức ăn cho lợn nái nội nuôi con/ngày đêm:

– Lợn nái nội có khối lượng cơ thể dưới 100kg, mức ăn trong 1 ngày đêm được tính như sau:

Lượng thức ăn/nái/ngày = 1,2kg + (Số con x 0,18kg).

Thức ăn thô xanh: Lợn nái nội có khối lượng từ 100kg trở lên, mức cho ăn trong 1 ngày đến giai đoạn nuôi con được tính như sau:

Lượng thức ăn/nái/ngày = 1,4kg + (Số con x 0,18kg).

Bà con có thể dùng Máy ép cám viên để ép các nguyên liệu trên thành cám viên. Cám viên tự làm chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, thay thế cám viên công nghiệp giúp lợn nái nhiều sữa, ít bệnh dịch. Bên cạnh đó giúp bà con tiết kiệm được một khoản chi phí thức ăn chăn nuôi.

Tham khảo các dòng máy ép cám viên: S200; S250; S270

Kỹ thuật quản lí và chăm sóc lợn nái

Chăm sóc lợn nái nuôi con hết sức quan trọng nó góp phần lớn để đạt hiệu quả trong chăn nuôi lợn. Cần tạo môi trường ngoại cảnh tốt, giữ chuồng ấm, thoáng, lưu thông không khí tốt, không có gió lùa, tránh gây stress cho đàn lợn con.

Vận động

Vận động tắm nắng giúp cho lợn nái nhanh hồi phục sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 – 7 ngày, nếu thời tiết tốt thì cho lợn nái vận động. Thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, về sau tăng dần số giờ vận động lên. Khi thời tiết xấu thì không cho lợn nái vận động, khi cho vận động chú ý đề phòng cảm lạnh, bẩn vú, những lợn nái có bầu vú sệ thì chỉ vận động trong sân chơi.

Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong cũi đẻ, không được vận động. Vì vậy phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt là các chất khoáng và vitamin.

lon-nai-nuoi-con

Chuồng trại

Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. Do vậy phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ hàng ngày. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 – 20°C, độ ẩm là 70 – 75%. Chuồng lợn nái có ô úm và ngăn tập ăn sớm cho lợn con.

Khả năng tiết sữa của lợn mẹ

– Quan sát biểu hiện bên ngoài của đàn lợn con và lợn mẹ: Nếu lượng sữa của lợn mẹ tiết ra nhiều thì lợn con sinh trưởng phát triển nhanh, lông da bóng mượt. Đồng thời sát thấy 2 hàng vú của lợn mẹ mọng lên. Đầu vú căng ra hai bên, hình dáng của vú trước và sau cho con bú thay đổi rõ rệt.

Nếu thời gian tiết sữa của lợn mẹ dài thì sản lượng sữa sẽ cao và ngược lại.

Nếu quan sát thấy lợn con biết ăn sớm thì chứng tỏ lượng sữa của lợn mẹ thấp.

Nếu đầu vú của lợn mẹ bị lợn con cắn thủng thì những lợn nái đó có sản lượng sữa thấp.

kha-nang-tiet-sua

– Cân khối lượng lợn con toàn ổ trước và sau mỗi lần bú: Sự chênh lệch về khối lượng chính là lượng sữa tiết ra của lợn nái 1 lần. Rồi nhân với số lần cho con bú trong ngày, chúng ta cũng có thể biết được lượng sữa tiết ra của lợn nái.

+ Hiện nay người ta sử dụng tổng khối lượng lợn con toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá sản lượng sữa của lợn mẹ theo cách tính ở trên (M = M1 + M2). han tu cho

Vệ sinh, phòng bệnh lợn nái nuôi con

– Vệ sinh:

Chuồng lợn nái nuôi con phải sạch sẽ, được vệ sinh thường xuyên, đảm bảo thoáng, sạch, khô và ẩm cho lợn con. Lợn nái trong thời gian nuôi con không nên tắm để hạn chế độ ẩm chuồng nuôi.

Việc sử dụng chuồng lồng cho lợn, có hệ thống làm mát và thông gió tạo điều kiện rất thích hợp để chăn nuôi lợn nái năng suất cao.

– Lịch dùng các loại vacxin: Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh: Dịch tả, lepto, tụ đầu, tai xanh,…

Bệnh hội chứng gầy còm trên lợn cai sữa do circovirus: 

Lợn nái hậu bị: Lần 1 trước phổi 6 tuần, lần 2 trước phổi 2 tuần. 

Lợn nái mang thai: Lần 1 trước đẻ 6 tuần, lần 2 trước đẻ 2 tuần. Tiêm nhắc lại đối với các lứa tiếp theo và tiêm 1 mũi trước đẻ 2 – 4 tuần.

Xem thêm: Làm giàu bắt đầu từ kĩ thuật nuôi lợn rừng lai, hiệu quả cao

Chúc bà con thành công! Đừng quên cập nhật các bài viết hữu ích khác Tại đây.

Gọi ngay
Gọi Ngay