Nuôi cá hữu cơ – hướng đi bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản

nuoi-ca-huu-co

Nuôi cá hữu cơ là hình thức nuôi gần với tự nhiên, không sử dụng các chất hóa học, không các sản phẩm tạo ra từ công nghệ gen, áp dụng các biện pháp tốt nhất bảo vệ sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học, hạn chế tối đa tác động gây ô nhiễm môi trường. Nuôi cá hữu cơ tuân thủ các yêu cầu về: Nước, giống, thức ăn, phòng trị bệnh, thu hoạch và vận chuyển sau thu hoạch, hồ sơ và ghi chép.

nuoi-ca-huu-co-huong-di-ben-vung-cho-nghe-nuoi-trong-thuy-san

Quy trình nuôi trồng cá hữu cơ gồm 4 giai đoạn chính đó là: 

Giai đoạn 1: Chọn giống cá hữu cơ

Việc chọn con giống tốt sẽ giúp cho việc nuôi đơn giản hơn, thủy sản sẽ khỏe mạnh, lớn nhanh và tăng hiệu quả kinh tế. Vì vậy cần đảm bảo lựa chọn con giống chất lượng, nguồn giống này có thể là giống tự nhiên hay nhân tạo đều được.

Cách chọn cá giống:

Chọn cá giống phải đồng đều, không dị tật, không bị xây xát. Hoạt động nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh âm thanh, ánh sáng, màu sắc sáng đẹp. Không có các dấu hiệu khác về màu sắc, hoạt động, nghi có mầm bệnh.

Chuẩn bị theo các bước sau, trước khi tiến hành nuôi cá:

Sửa sang bờ ao, kiểm tra cống thoát nước, phát quang bờ, bụi rậm quanh ao.

Tháo cạn ao, nạo vét đáy bùn để tiêu diệt các vi khuẩn có thể gây bệnh cho cá sau này

Rắc vôi bột khắp đáy ao, để diệt khuẩn; nếu trong ao nuôi đã từng làm cho cá bị bệnh hoặc ao bị chua thì lượng vôi bột tẩy ao tăng 2 lần (khoảng từ 15-20kg/100m2).

Phơi ao từ 5 – 7 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao 30 đến 40kg trâu, phân bò đã ủ kỹ và 40 – 50kg lá xanh (dùng lá thân mềm để làm phân xanh) cho 100m2.

Chon-con-giong

Giai đoạn 2: Quá trình chăm sóc cá hữu cơ

Con giống thủy sản hữu cơ sau được lựa chọn kỹ lưỡng sẽ được chuyển đến môi trường nuôi. Thường xuyên kiểm tra tình trạng của cá, môi trường nuôi để phát hiện bệnh dịch, thay nước nếu bị ô nhiễm:

Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn trưởng thành của cá. Kiểm tra môi trường nước nuôi cá. Định kỳ 20 – 25 ngày bón vôi xuống ao với lượng 2 -3 kg/100m3 nước. Kiểm tra hoạt động của cá: có biểu hiện nhiễm bệnh hay không để có biện pháp khắc phục.

Thường xuyên thêm nước vào ao nuôi tạo môi trường tốt cho cá hoạt động và tăng nguồn thức ăn trong ao, cứ 15 – 20 ngày thêm nước một lần thêm 20 – 30cm, 35 – 40 ngày thay nước cho ao 1 lần, mỗi lần thay một nửa lượng nước trong ao.

Nếu thời tiết quá nóng hoặc quá rét thì thả bèo tây, hoặc bèo cái hoặc thả bó rơm rạ to xuống ao cho cá trú mát vào mùa hè và trú rét vào mùa đông.

cac-bien-phap-tranh-nang

Thức ăn khi nuôi cá hữu cơ

Có nguồn gốc thực vật có các thành phần kết hợp albumin, chất béo, chất bột, Vitamin và khoáng chất. Như: ngô, thóc, sắn,… Phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cá. Nên phối hợp cả thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cá.

Tốt nhất là dùng các loại thức ăn chăn nuôi dạng viên cho cá. Trong kỹ thuật nuôi cá hữu cơ cần chú ý tới bữa ăn của chúng. Nên chia làm nhiều bữa trong ngày, tránh cho cá ăn quá nhiều. Thức ăn dạng viên có 2 loại: nguồn gốc động vật và thực vật.

Cho cá ăn thêm rau xanh như xà lách, cải trắng, rau diếp, rau muống, hoa quả,… Có thể nói là cho gì ăn nấy, rất dễ nuôi. Và tránh cho cá ăn rau chân vịt, vì có thể gây viêm ruột

cham-soc-ca

Giai đoạn 3: Thu hoạch cá hữu cơ

Khi cá  đã phát triển đến ngưỡng nhất định thì ta tiến hành thu hoạch. Tiến hành thu hoạch cá hữu cơ theo 2 cách:

Đánh tỉa – Thả bù: Cuối hàng năm khi thu hoạch cá, chọn để lại các loại cá giống lớn, đối với cá chọn để lại làm giống 150 – 200g/con.

Thả cá được chuẩn bị, 6-8 tháng kéo lưới thu tỉa các loại cá to, thả tiếp loại cá nhỏ để nuôi. Cuối năm thu 1 hoạch lần nữa, 2 năm tát cạn thu hoạch và vệ sinh ao.

Thu hoạch hằng năm: Cá nuôi 1 năm đạt cỡ như cá trắm 1,5 – 2 kg/con; cá mè, cá trôi 0,4 – 0,5 kg/con, thì tiến hành đánh bắt và tát cạn bắt hết, dọn dẹp ao nuôi cho vụ tiếp theo.thu-hoach-ca

Giai đoạn 4: Chế biến và đóng gói sản phẩm, bán ra thị trường. 

Trong những năm đổ lại đây, nuôi trồng thủy sản ngày càng trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để tăng năng suất, hạn chế dịch bệnh cũng như đạt hiệu quả nuôi trồng thì đa phần người dân đều sử dụng bạt lót hồ ao nuôi trồng cá hữu cơ …

Thức ăn chăn nuôi hữu cơ là sự lựa chọn của nhiều hộ chăn nuôi thủy sản.

Tác dụng của thức ăn hữu cơ: 

  • Giúp cá tăng cường sức khỏe và hệ tiêu hóa được cải thiện tốt
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá
  • Cá lớn nhanh và phát triển tốt
  • Hạn chế các bệnh xuất huyết, đốm đỏ, thủy mi,…
  • Thịt cá chắc, thơm ngon.

Máy đùn viên thức ăn chăn nuôi 80K sẽ hỗ trợ bà con nông chăn nuôi trong việc tạo ra những viên cám tổng hợp làm thức ăn hữu cơ cho cá.

may-dun-cam-vien-80k

Tính năng của máy đùn viên thức ăn chăn nuôi 80K

– Tạo cám viên nổi cho cá, lươn, ếch,..tạo viên cám hạt nhỏ cho tôm, chim, gà úm,.. Tạo cám viên chín hoàn toàn cho lợn, ngan, gà, vịt….

– Chế biến thành phẩm thành dạng viên cám đóng bao bảo quản tốt hơn.

– Chủ động chế biến và phối trộn độ dinh dưỡng khác nhau cho từng thời điểm vật nuôi phát triển. 

– Giúp bà con tiết kiệm lên tới 40% chi phí thức ăn.

Cách đặt mua máy đùn viên thức ăn chăn nuôi 80K

– Khách hàng có thể đặt mua tại đường link sau: /sp/may-dun-vien-thuc-an-chan-nuoi-80k/

Phương pháp ủ chua thức ăn cho vật nuôi: https://khomaybinhminh.com/chuan-bi-u-chua-thuc-an-cho-dan-trau-bo-de-cho-mua-dong-sap-toi/

– Trên đây là các kỹ thuật nuôi trồng cá hữu cơ mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc. Chúc bà con thành công với mô hình nuôi cá hữu cơ này!

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Để được hỗ trợ tư vấn và đặt mua sản phẩm của công ty, mời quý khách hàng liên hệ:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CƠ KHÍ BÌNH AN

Địa chỉ: 281 Lê Lợi – Phường Lê Lợi – Sơn Tây – Hà Nội

Hotline: 0914.38.5225 – 0243.383.6219 – 0945.835.365

Website: /

 

Gọi ngay
Gọi Ngay